Nối 2 máy tính bằng Direct Cable Connection

hp_style

Active member
Ngày nay việc một gia đình có hơn một máy tính không còn là hiếm, và nếu chỉ có 2 máy tính và

khoảng cách nó khá gần thì việc nối chúng lại với nhau trở nên một nhu cầu thiết thực.Tuy nhiên

không phải ai cũng có điều kiện và khả năng để nối máy tính bằng card mạng vốn thường dùng

nối trên 2 máy tính. Nếu nhu cầu về tốc độ và khoảng cách của bạn không xa lắm thì xin giới

thiệu một cách nối cực kì tiết kiệm và hiệu quả rất thông dụng, dùng chương trình có sẵn trong

Windows : Direct Cable Connection.

Thực ra Direct Cable Connection là một phần mềm nhỏ thường kèm theo Windows dùng để nối

hai máy tính thông qua cáp máy in cho việc dùng chung, chia sẻ file, máy in, và có thể chơi mạng

(multi-player) trong một số game.

Điều đặc biệt là Direct Cable Connection có thể cài đặt và sử dụng khá đơn giản, không đòi hỏi

người sử dụng phải thông thạo về mạng hay bất cứ kiến thức cài đặt phần cứng phức tạp nào

khác. Điều này có vẻ phù hợp với đại đa số người dùng, với nhu cầu chia sẻ file không quá lớn

giữa hai máy tính gần nhau.

Yêu cầu để sử dụng Direct Cable Connection chỉ là một sợi cáp máy in với 2 đầu là 2 chấu cắm

(chú ý 2 đầu là 2 chấu cắm nối PC với PC, khác với cáp nối PC với máy in), bạn có thể dễ dàng

tìm mua ở các tiệm máy tính với giá khá rẻ không quá vài chục ngàn; và yêu cầu tiếp theo tất

nhiên là 2 máy tính (tốt hơn hết là nên chạy cùng Hệ điều hành).

Sau đây là các bước cài đặt và thiết lập chi tiết:

Sau khi nối cáp vào 2 cổng máy in của máy tính, bước kế tiếp là cài đặt và chạy Direct Cable

Connection. Chương trình Direct Cable Connection nằm trong mục Programs -> Accessories ->

Communications, và thông thường chương trình này không được cài mặc định. Nếu vậy bạn

phải cài thêm bằng cách vào Control Panel -> Add Remove Programs -> Windows Setup đánh

dấu chọn Communications->Details->đánh dấu chọn Direct Cable Connection -> OK. Bạn cài đặt

Direct Cable Connection vào cả 2 máy tính.

Thiết lập tên cho 2 máy tính: Tên máy tính chính là tên mà bạn đã định cho nó trong quá trình cài

Windows. Bạn có thể xem lại hoặc định tên mới bằng cách vào Control Panel -> Network ->

Identification -> Computer name

Thiết lập chia sẻ file ,máy in: Bạn vào phần trước là Control Panel -> Network -> File and Print

Sharing, trong này có 2 lựa chọn, chia sẻ file, chia sẻ máy in, bạn có thể chọn cả 2 tuỳ yêu cầu

của mình. Sau đó Windows sẽ buộc bạn khởi động máy tính.

Sau khi khởi động máy tính,nếu bạn đã cho phép chia sẻ file trước đó, bạn sẽ bắt đầu xác định

những gì sẽ cho máy còn lại truy cập dữ liệu. Điều khá thú vị là bạn có thể chia sẻ các ổ đĩa dùng

chung, từ ổ CD, ổ mềm ổ cứng, và cấp thấp nhất là các thư mục.

Bạn nhấn chuột phải vào mục cần chia sẻ, chọn Sharing, trong tab Sharing chọn Shared as, bạn

có thể cho phép chỉ đọc,đọc và ghi,hoặc tùy theo password. Mục password là tùy chọn, nếu bạn

muốn bảo vệ mục này bằng password.

Chạy Direct Cable Connection cho cả 2 máy tính, bạn sẽ phải xác định một máy là chủ (Host) và

một máy là khách (Guest). Bước kế tiếp là chọn cổng Parallel Cable on LPT1 (cổng máy in). Với

máy Host, bạn có thể đặt password cho kết nối (Use password protection). Sau đó nhấn Finish.

Tất cả các công việc cần thiết đã thực hiện xong. Bây giờ chỉ còn việc kết nối và sử dụng. Mỗi

lần cần kết nối, bạn chạy lần lượt Direct Cable Connection trên máy host và kế đó là máy Guest.

Sau khi kết nối được thiết lập, thông thường Windows sẽ yêu cầu bạn nhập tên của máy Host để

nó truy cập.

Nếu không thành công, bạn vào Start -> Search -> For Files or Folders và chọn Search theo

Computers ở phía dưới. Windows sẽ tìm máy Host cho bạn và hiển thị tất cả các mục trên máy

Host được share. Trên máy Host bạn cũng truy nhập máy Guest theo cách tương tự.

Tốc độ của kết nối vào khoảng 40-50kb/s là khá nhanh so với kết nối internet dial up, bạn có thể

chia sẻ các file và chới game nếu được hỗ trợ, tuy nhiên tốc độ còn phụ thuộc vào chiều dài cáp.

Ngoài ra còn có các cách nối 2 máy bằng cáp USB,cáp Serial nối tiếp,... và đây là một trong các

cách nối thông dụng.
 

thuthuy

New member
việc kết nối giữa 2 mt đúng như cậu nói còn nhiều cách nhưng tớ thấy.
-trường hợp main board có tích hợp LAN sẵn thì nên dùng cách bấm cáp chéo hay thẳng (tùy vào mình dùng Hub, router...)vì tốc độ truyền nó ổn định và nhanh hơn
-còn trường hợp main board ko có tích hợp LAN sẵn thì dùng cổng máy in (LPT) hay cổng com (Serial) thì được hỗ trợ từ thời DOS 6.2.2 và NC 4. và cách tớ thấy hay và tớ hay dùng là cọng cable link USB
small_lsq1196155489.jpg

tớ thấy nó đơn giản hơn
một sợi cáp Link USB 2.0 với giá khoảng 10 USD có kèm theo đĩa driver,với 2 đầu đều có thể cắm vào các cổng USB của máy tính.
Sau khi cắm 2 đầu của sợi cáp Link vào 2 cổng USB của máy tính là Windows của từng máy sẽ nhận diện phần cứng mới là “USB 2.0 Data Link”, sau đó là quá trình cài đặt driver sẽ bắt đầu.
cài đặt driver từ giao diện “Found New Hardware Wizard” của Windows là hiệu quả nhất. Cách làm như sau:
Sau khi cắm cáp Link vào ổ USB của máy tính thì giao diện “Found New Hardware Wizard” sẽ hiện lên -> chọn lấy “No, not this time” và nhấn Next -> chọn lấy “Install from a list…” và nhấn Next -> bỏ đĩa cài đặt vào khay CD -> chọn “Search the best driver…” và đánh dấu luôn vào “Include this location in the search” -> nhấn vào nút “Browse” sau đó tìm đến folder “VirtualNetwork” nằm trong thư mục “USB 2.0 Network Cable” ở đĩa cài đặt
Tìm đến folder “VirtualNetwork” nằm trong thư mục “USB 2.0 Network Cable” ở đĩa cài đặt-> Nhấn OK để hiện lại giao diện có đường dẫn đầy đủ và nhấn Next để quá trình nhận diện driver bắt đầu -> khi hiện ra giao diện “Please select the best match…” thì bạn chọn lấy thiết bị là “USB Virtual Network Adapter…” và nhấn Next
Chọn lấy thiết bị là “USB Virtual Network Adapter…”
-> Nếu xuất hiện giao diện “Hardware Installation” thì nhấn vào nút “Continue Anyway” để hoàn tất quá trình cài đặt. Sau khi nhấn “Finish” là biểu tượng kết nối mạng ở khay đồng hồ bắt đầu hoạt động, chỉ vài giây sau là 2 máy tính của bạn đã được xem là “thông mạng” với điều kiện là quá trình cài đặt driver ở 2 máy tính phải thành công
và với cọng cap này mình còn có thể chuyển cấu hình từ máy second hand(Pentium3 chẳng hạn) sang máy mới (core2duo hay core I7) và mình dùng F.A.S.T(Files and Settings Transfer Wizard )
 

hp_style

Active member
Cách này của cậu tớ cũng đọc roài, nhưng mà dạo này đang mải ôn thi nên chưa post lên thôi,may quá có cậu post lên roài, hihi. Chiều nay tớ thi roài nè,giờ đang xem qua bài ^^
 

thuthuy

New member
tớ thấy dùng cáp Link USB đơn giản hơn, mà cổng usb thì máy nào mà chả có, nhưng lưu ý với máy bàn mà là máy cũ thì thường cổng usb đằng sau mới 2.0, cổng đằng trước chỉ 1.X.
đang ôn thi mà vẫn online đc thường xuyên phát huy ha, chúc Tuấn thi tốt
 

hp_style

Active member
tớ thấy dùng cáp Link USB đơn giản hơn, mà cổng usb thì máy nào mà chả có, nhưng lưu ý với máy bàn mà là máy cũ thì thường cổng usb đằng sau mới 2.0, cổng đằng trước chỉ 1.X.
đang ôn thi mà vẫn online đc thường xuyên phát huy ha, chúc Tuấn thi tốt

hihi, có lời chúc của Thúy thế là buổi chiều hôm đó tớ làm hết bài liền, hihi
 
Top