Những điều chưa biết về chỉ số Frame Per Second

hp_style

Active member
Có lẽ, đã nhiều lần bạn nghe nhắc tới thuật ngữ Frame Per Second – tỷ lệ khung hình trong một giây. Tuy nhiên, ý nghĩa này là gì và nó có tác dụng như thế nào?
Đầu tiên, chúng ta sẽ giải đáp câu hỏi, Frame Per Second là gì? Frame Per Second hay còn được biết đến với cái tên tỷ lệ khung hình trong một giây, là một chỉ số quy định số ảnh mà trong 1 giây card đồ họa của bạn có thể vẽ ra. Điều đó có nghĩa là, nếu card đồ họa của bạn có khả năng vẽ càng nhiều ảnh trong một giây thì chất lượng hình ảnh khi hiển thị sẽ đẹp hơn, các chuyển động sẽ mượt mà hơn.
Như vậy chúng ta đã cơ bản định nghĩa Frame Per Second là gì và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với việc hiển thị hình ảnh. Nhưng câu chuyện chưa kết thúc tại đây. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn nữa những thành phần liên quan mật thiết đến với FPS để từ đó rút tỉa những kinh nghiệm cần thiết về một số nhầm lẫn mà bạn có thể mắc phải bấy lâu nay về Frame Per Second.

1735150865-1-Crysis.jpeg

Chắc hẳn, bạn sẽ thắc mắc làm cách nào để kiểm tra được tỷ lệ khung hình hiện tại mà card đồ họa có thể đáp ứng? Để trả lời câu hỏi này, trước hết bạn cần biết rằng, việc kiểm tra FPS bằng mắt thường là rất khó khăn. Chỉ có một số ít trò chơi hoặc ứng dụng cung cấp sẵn chức này, còn thông thường bạn sẽ phải cần đến phần mềm của hãng thứ ba.

1735150865-2-FRAPS.jpeg

Vậy sau khi biết được khả năng đáp ứng tỷ lệ khung hình trong 1 giây của chiếc card đồ họa, chắc hẳn bạn sẽ có một số câu hỏi như: liệu tỷ lệ khung hình của tôi đã đủ cao chưa? Làm cách nào để tôi cải thiện nó?... Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp một cách tuần tự trong bài viết này, nhưng trước hết, bạn sẽ phải hiểu cặn kẽ hơn nữa ý nghĩa những con số liên quan đến FPS.
Tỷ lệ khung hình tối thiểu – Minimum FPS là điểm mà tại đó những hình ảnh chuyển động với tốc độ đủ thấp khiến mắt của bạn có thể nhận ra từng chuyển động của một khung hình. Đây chính là trường hợp thường gặp nhất khi bạn chạy một tựa game có cấu hình yêu cầu quá cao, vượt hẳn cấu hình máy tính của bạn. Minimum FPS là số liệu cần thiết vì nếu biết được chiếc card đồ họa của mình có khả năng tới đâu, bạn sẽ dễ dàng nâng cấp cũng như lựa chọn được những tựa game phù hợp.

1735150865-3-fraps-result.png

Bạn cũng cần nên biết một điều rằng, thể loại game cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ khung hình tối thiểu. Một ví dụ như sau, đối với những trò chơi hành động như Team Fortress, Counter Strike, GTA hay Crysis thì luôn yêu cầu tỷ lệ khung hình tối thiểu rất cao. Nếu card đồ họa của bạn không đáp ứng được điều đó, thì tất nhiên, bạn không thể thưởng thức được những trò chơi như vậy. Ngược lại, những tựa game mô phỏng xây dựng hoặc nhập vai thường có yêu cầu tỷ lệ khung hình tối thiểu tương đối thấp. Nếu máy của bạn có thể chạy trơn tru một game RTS nào đó thì không có nghĩa là nó cũng hoạt động tốt với một game hành động có cùng yêu cầu cấu hình, nếu card đồ họa không đáp ứng đủ tỷ lệ khung hình tối thiểu.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất luôn đặt ra một giới hạn cụ thể cho các sản phẩm của mình. Ví dụ như Halo 3 có mức tối đa FPS vào khoảng 30, còn như Series Unreal Tournament phiên bản thứ 3 có mức FPS tối đa vào khoảng 100. Những con số này chính sự khác biệt giữa các game có yêu cầu phần cứng rất cao trong khi có những game lại yêu cầu cấu hình “bình dân” hơn.
Như vậy bạn đã phần nào hiểu được ý nghĩa hết sức quan trọng của Frame Per Second. Vậy, làm thế nào để cải thiện thông số FPS? Dưới đây là vài lời khuyên nhỏ.
Luôn chắc rằng đã cập nhật đầy đủ phiên bản driver dành cho card đồ họa. Hãy kiểm tra các phiên bản driver mới nhất tại website của nhà sản xuất card đồ họa để tải về và cài đặt.

1735150865-4-2.jpeg

Tắt bỏ những ứng dụng không cần thiết như trình duyệt web, Yahoo messenger, chương trình nghe nhạc… mỗi khi chơi game.
Thiết lập mức độ chi tiết của đồ họa xuống mức thấp nhất có thể. Đây có thể được coi là biện pháp hy sinh độ chi tiết và sắc nét của hình ảnh để đổi lấy khung hình. Mặc dù vậy, nếu card đồ họa quá yếu mà vẫn muốn chơi game đỉnh, thì đây chính là giải pháp duy nhất.
Ngoài ra, có thể sử dụng những phần mềm tăng tốc chơi game như Game Booster. Chúng tương đối hiệu quả nhưng không phải game nào cũng chạy tốt với những chương trình tăng tốc. Đồng thời, việc sử dụng các chương trình tối ưu hóa bộ nhớ RAM optimizer cũng là một biện pháp khá hữu hiệu.

1735150865-5-gamebooster610x443.png

Cuối cùng, luôn kiểm tra và diệt virus, spyware cũng như trojan cho chiếc máy tính thân yêu của bạn. Những chương trình độc hại sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống máy tính chứ không riêng gì việc thưởng thức game hoặc sử dụng các ứng dụng giải trí.
 
Top