Những kiến thức cơ bản về màn hình máy tính

nntuanbk

New member
Những kiến thức cơ bản về màn hình máy tính


Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.

Đối với các máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận gắn chung không thể tách rời. Đặc biệt: màn hình có thể dùng chung (hoặc không sử dụng) đối với một số hệ máy chủ.

1. Độ phân giải

Màn hình máy tính hiển thị ảnh theo từng điểm rời rạc rất nhỏ, liên kết các điểm đó cho phép hiển thị các ảnh theo những gì ta nhìn thấy. Độ phân giải của màn hình máy tính là một biểu thị số điểm ảnh hàng ngang x số điểm ảnh hàng dọc ví dụ: 1024x768 có nghĩa là có 1024 điểm ảnh theo chiều ngang và 768 điểm ảnh theo chiều dọc.

Theo thiết kế, mỗi màn hình được thiết kế với một độ phân giải tối đa nào đó. Đối với mành hình CRT, người sử dụng có thể thiết lập làm việc với độ phân giải tối đa hoặc thấp hơn mà vẫn đảm bảo sự hiển thị hoàn hoảo (nhưng có nhiều loại màn hình CRT nếu đặt ở tối đa phải chấp nhận thiết lập tần số làm tươi thấp đi). Đối với màn hình tinh thể lỏng tốt nhất phải thiết lập làm việc đúng với độ phân giải tối đa để đảm bảo hiển thị hình ảnh rõ nét (nguyên nhân trình bày ở phần sau).

2. Tốc độ làm tươi

Nguyên lý hiển thị sự chuyển động của hình ảnh trên màn hình máy tính cũng giống như nguyên lý chiếu bóng: Làm thay đổi nhanh các hình ảnh tĩnh trong một khoảng thời gian ngắn để lợi dụng tính chất lưu ảnh trong võng mạc của con người để ghép thành các hình ảnh chuyển động.

Tốc độ làm tươi thể hiện số khung hình đạt được trong một giây. Tốc độ làm tươi đối với các loại màn hình thông dụng ở tần số 60, 75, 85 Hz (trong điện ảnh: với các phim nhựa, tần số thường là 24).

Đối với màn hình máy tính loại CRT, độ làm tươi có thể thay đổi rộng từ 60 Hz trở lên. Những loại màn hình CRT thông dụng thường từ 60 đến 85 Hz, đối với một số model đặc biệt, độ làm tươi có thể đến 120 Hz hoặc cao hơn.

Đối với màn hình tinh thể lỏng, tốc độ làm tươi thường là 60 Hz.
Tốc độ làm tươi ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng máy tính. Nếu đặt quá thấp với màn hình CRT sẽ có cảm giác rung hình, nhức mắt dẫn đến nhức đầu khi làm việc liên tục. Thông thường với màn hình CRT nên đặt tối thiểu 75 Hz để tránh có cảm giác này. Với màn hình tinh thể lỏng độ làm tươi 60 Hz cũng ít tạo ra cảm giác rung hình và nhức mắt như trên bởi cơ chế tạo hình ảnh của nó hoàn toàn khác với màn hình CRT.

3. Thời gian đáp ứng

Thời gian đáp ứng là một khái niệm chỉ nhắc đến đối với các màn hình tinh thể lỏng.
Thời gian đáp ứng ở màn hình tinh thể lỏng được tính bằng miligiây (ms), nói đến khoảng thời gian biến đổi hoàn toàn một màu sắc của một điểm ảnh. Chính vì công nghệ tinh thể lỏng không thể hiển thị một điểm ảnh tức thời nên mới xuất hiện khái niệm này như một thông số để đánh giá về màn hình tinh thể lỏng.

Nếu như cần hiển thị một chuyển động rất nhanh (ví dụ tường thuật một trận đua xe công thức 1 hoặc chơi games đua xe chẳng hạn) thì màn hình phải thay đổi các hình tĩnh liên tục. Nếu như việc chuyển đổi các hình ảnh không kịp thời sẽ xảy ra hiện tượng hình ảnh mới xuất hiện nhưng hình ảnh cũ không kịp xoá hết, không kịp thay đổi thì kết quả hiển thị sẽ xuất hiện vệt mờ của hình cũ - quen gọi là "bóng ma".

Với việc xử lý văn bản, lướt web, xem phim thông thường (không có các pha hành động cực nhanh) thì thời giam đáp ứng 25 ms cũng đủ. Tuy nhiên với việc chơi các games đua xe hoặc các tác vụ khác liên quan đến thay đổi hình ảnh liên tục thì người sử dụng nên chọn thời gian đáp ứng càng thấp càng tốt. Hiện nay nhiều hãng sản xuất màn hình tinh thể lỏng đã quảng cáo sản phẩm của mình có thời giam đáp ứng đạt mức 2 ms (mức có thể đáp ứng mọi vấn đề về hiển thị).

Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề còn tranh cãi trong việc tính thời gian đáp ứng trên màn hình tinh thể lỏng của các hãng, bởi mỗi hãng tính theo một cách khác nhau và công bố theo kết quả riêng của họ.

4. Kích thước điểm ảnh

Kích thước điểm ảnh là một thông số cố định và không thay đổi được, nó là kích thước điểm ảnh nhỏ nhất - tương ứng với độ phân giải lớn nhất. Các kích thước điểm ảnh còn có thể thay đổi đến lớn hơn tuỳ thuộc vào người sử dụng khi thiết lập độ phân giải màn hình thấp hơn so với thiết kế của nhà sản xuất.

Kích thước điểm ảnh của mỗi hãng, mỗi model đều có thể khác nhau. Thấy rõ nhất là với các màn hình tinh thể lỏng có giá phổ thông hai loại màn hình có kích thước đường chéo khác nhau 17" và 19" thường cùng độ phân giải (lớn nhất) 1280x1024 (cùng so sánh với thể loại không phải màn hình rộng (non-wide) )

Kích thước điểm ảnh càng nhỏ hình ảnh hiển thị sẽ nét hơn và nếu kích thước điểm ảnh càng lớn thì ngược lại.

5. Phân loại

Có nhiều loại màn hình máy tính, theo nguyên lý hoạt động thì có các loại màn hình máy tính sau: màn hình CRT, màn hình tinh thể lỏng LCD, màn hình cảm ứng, màn hình sử dụng công nghệ OLED...

Một màn hình CRT

6. Các kiểu giao tiếp kết nối của màn hình máy tính

Hai kiểu giao tiếp thông dụng giữa màn hình máy tính và máy tính là: D-Sub và DVI.
D-Sub là kiểu truyền theo tín hiệu tương tự, các màn hình CRT đều sử dụng giao tiếp này.
DVI là kiểu truyền theo tín hiệu số, đa phần màn hình tinh thể lỏng hiện nay sử dụng chuẩn này, phần còn lại vẫn sử dụng theo D-Sub. Kiểu giao tiếp này có ưu điểm hơn so với kiểu D-Sub là có thể cho chất lượng ảnh tốt hơn.

Tuy nhiên để sử dụng kiểu DVI đòi hỏi cạc đồ hoạ phải hỗ trợ chuẩn này (đa số các cạc đồ hoạ rời đều có cổng DVI, tuy nhiên cạc đồ hoạ tích hợp sẵn trên bo mạch chủ phần nhiều là không hỗ trợ).

7. Điều chỉnh màn hình máy tính

Mặc định theo sản xuất, các chế độ làm việc được đưa về thông số thiết kế, do đó tuỳ thuộc vào người sử dụng mà cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

Với các màn hình tinh thể lỏng, hầu hết việc điều chỉnh chỉ liên quan đến thiết lập chế độ hiển thị, màu sắc. Với các màn hình kiểu CRT cần phải điều chỉnh nhiều hơn. Do đặc điểm chuyển đổi giữa chế độ hình ảnh, chế độ chuyển đổi giữa các cuộn lái tia sẽ làm việc khác nhau, do đó để phù hợp với chế độ phân giải thường xuyên sử dụng của người dùng máy tính, cần phải thiết lập lại màn hình cho phù hợp (hình ảnh chiếm đầy màn hình, không tạo sự méo mó, biến dạng khi hiển thị). Phần dưới đây chỉ nói đến việc điều chỉnh màn hình CRT và được tiến hành theo thứ tự.

Điều chỉnh tốc độ làm tươi: Thực hiện này được tiến hành trên máy tính, tốc độ làm tươi là thông số có thể ảnh hưởng nhiều đến khung hình khi chuyển đổi do đó cần cố định lựa chọn một tốc độ làm tươi của hệ thống. Việc thiết đặt tốc độ làm tươi có thể thực hiện trong Display Properties.
Đưa toàn bộ thiết lập của màn hình về mặc định: Do việc điều chỉnh sự dịch chỉnh khung hình có thể được thực hiện trên máy tính (bởi một số driver cạc màn hình cho phép) nên có thể đã thực hiện một số sự điều chỉnh trên hệ thống, cần đưa về mặc định trước khi thực hiện việc điều chỉnh trên màn hình.

Tiến hành điều chỉnh trên màn hình thông qua các nút điều chỉnh: Chỉnh khung hình hiển thị nhỏ hơn so với các giới hạn mép biên của khung hình về mọi hướng (điều chỉnh nhỏ đi đồng đều). Căn chỉnh vị trí khung hình nhỏ về phía trung tâm khung hình. Căn chỉnh giãn đều về hai hướng trái phải và trên xuống sao cho khung hình chiếm đầy đủ màn hình (thực hiện 2 lần với hai chiều ngang và dọc). Điều chỉnh độ xoay nghiêng, độ méo không đồng đều theo chiều dọc và độ lệch (thành hình bình hành) sao cho khung hình ngay thẳng và hợp lý nhất.

8. Tích hợp thiết bị khác trên màn hình máy tính

Ngoài chức năng hiển thị, màn hình máy tính ngày nay còn được tích hợp các tính năng khác:
Loa: Thường một số hãng sản xuất tích hợp loa vào một số model kể cả của loại CRT và tinh thể lỏng. Loa thường được gắn hai chiếc vào hai bên để phát stereo, một số màn hình được sản xuất cho các games thủ còn có cả các loa siêu trầm. Một cách khác loa cũng có thể được gắn chìm hoặc giấu phía sau màn hình.

Micro cũng có thể được gắn kèm vào màn hình (thường đi cùng với loa).
Các cổng USB mở rộng: Nhằm thuận tiện cho việc thao tác cắm nhanh các thiết bị sử dụng giao tiếp USB.

Webcam được tích hợp sẵn với một số model của màn hình máy tính. Kết hợp giữa micro, loa, webcam sẽ phù hợp cho một số người sử dụng thường xuyên tán ngẫu trực tuyến (chat).
Tuy nhiên tất cả các tính năng gắn thêm này thường được tích hợp chủ yếu cho người dùng văn phòng, chất lượng của chúng thường ở tầm thấp, không thể dùng cho các mục đích chuyên nghiệp.

Theo wikipedia
 

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Hì, nói thật mình sử dụng máy tính cũng đã lâu, đến hôm nay mới hiểu được các thông số kỹ thuật của màn hình. Trước cứ dùng là dùng thôi, mù tịt chẳng biết gì hết cả. Bây giờ thì rõ rồi. Thanks nntuanbk nhiều.
 

thuthuy

New member
tớ xin tham gia tí nha, khi mua màn hình mới hay cũ thì mình cần kiểm tra xem nó có điểm chết nào không,bằng cách mình vào thẻ desktop chuyển về màu đen, vào thẻ settings cho độ phân giải tối đa, sau khi apply -> ok mà th1: nó chớp cái xong chở về như cũ thì ko nên chọn, cẩn thận với màn hình CRT(cũ) nha chỉnh xong ko lên luôn(chỉ còn cách đem qua máy khác chỉnh lại là ok ngay), th2: là nó giữ nguyên và trên màn hình xuất hiện một số chấm trắng nếu màn hình mới mà xuất hiện chỉ cần một thôi thì cũng ko nên mua, còn màn hình cũ thì chỉ tối đa 3 chấm(vì mua cũ phải chịu thôi) hơn 3 thì ko được mua, bạn biết tại sao mình phải cho độ phân giải tối đa ko trong khi đó mình chuyển về màu đen là có thể nhận ra được, vì các chấm đó chính là các hạt từ tính nên nó bị nam châm hút một số giang hồ bán màn hình để người mua ko nhìn thấy điểm chết đã để nam châm ở mép phía sau màn hình để nó hút ra mép màn hình có trời mới nhìn thấy, còn khi mình chỉnh độ phân giải cao thì các hạt từ tính đó nó di chuyển về phía giữa vậy nam châm to bằng gì mới xử lí được,
 

cavoicoi

Member
Cậu học ngành gì vậy Thu Thúy. t thấy ấy rất chịu khó tìm hiểu về máy tính
yahoo_1.gif
.
 

fri360

™ Hạnh Phúc Ảo ™
chà chà! con gái cntt hay quá nhỉ,hihi,trước đi mua máy mình có thử điểm chết này,nhưng cũng không thể để ý kỹ như thuthuy được,
 

cavoicoi

Member
Trước mình đi mua màn LCD cho cu em còn thấy tình trạng này: một số màn chất lượng kém nhưng họ thay vỏ của các hãng có thương hiệu để nâng giá. Nếu xem cẩn thận, kiểm tra theo cách của Thúy và nntuanbk thì có thể tránh bị mua phải hàng như vậy.
 

thuthuy

New member
Tớ xin bổ xung thêm phần mềm Dead pixel tester http://www.mediafire.com/?ydgizhkyjmv (pass: vinhbaoclub.com)
mainscreen.gif

Dead pixel tester là một trong những phần mềm mạnh mẽ và phổ biến hoàn toàn miễn phí để test màn hình LCD.
Kiểm tra 3 lỗi cơ bản của màn hình:
1. Dead pixel (điểm chết)
Ngoài cách thủ công bên trên bạn có thể dùng tới Dead pixel tester, chương trình ko cần cài đặt sau khi bạn mở chương trình lên -> Solid trong khung Pattem -> click phải vào màn hình để ẩn chương trình -> click trái để chuyển đổi các màu khác nhau như đen, trắng, xám…nhưng theo tớ màu đen dễ nhận biết nhất
2. Color banding(dải màu)
Màn hình bị lỗi này sẽ hiển thị màu sắc ko chính xác
Với chương trình Dead pixel tester bạn kiểm tra được dễ dàng bằng cách: trong khung Pattern tìm đến dòng Vertical (light to dark, dark to light, solid), Horizontal(light to dark, dark to light, solid), Greyscale(light to dark, dark to light).
Bạn quan sát kĩ từng mục, một màn hình tốt khi hiển thị sẽ phân biệt rõ ràng giữa các dải màu kế cận nhau, nếu màn hình ko tốt thì sẽ có hiện tượng 2 màu gần nhau sẽ dính vào nhau thành 1 dải ko nhận ra đc
3. Backlight bleeding
màm hình tinh thể lỏng đc cấu tạo bởi các lớp xếp chồng lên nhau lớp cuối cùng là đèn nền có tác dụng cung cấp ánh sáng nền (màu trắng). lỗi Backlight bleeding xẩy ra khi ánh sáng nền lộ ra thường là các cạnh của màn hình, nhưng hầu hết màn hình LCD đều bị lỗi Backlight bleeding nên nếu ít lỗi Backlight bleeding có thể chấp nhận đc. Bạn kiểm tra bằng cách bạn chỉnh độ phân giải tới mức cao nhất(như trên) dùng Dead pixel tester chuyển màn hình sang nền đen(chọn Solid trong khung Pattem -> click phải vào màn hình -> click trái chon màu đen) -> quan sát 4 cạnh màn hình có hiện tượng sáng hơn vùng xung quanh ko, khi kiểm ra lỗi này đòi hỏi môi trường(bên ngoài) phải tối và quan sát ít nhất trong 30s nếu ko rất khó nhận ra
* trước khi thực hiện các cách kiểm tra trên mới LCD mới ta nên bật tắt màn hình vài lần và chọn chức năng Auto adjust ở menu hay nút điều khiển ở màn hình để có kết quả chính xác, nếu cẩn thận hơn ta có thể thử thêm 2 file Word cỡ chữ <10, 1 file chữ màu đen nền màu trắng 1 file chữ màu trắng nền màu đen, một số hình ảnh để xem có đáp ứng yêu cầu hiển thị cỡ chữ hay màu sắc thực ko. Khi mua màn hình bạn nên mua tại những của hàng có chính sách đổi màn hình trong 1 khoảng thời gian(thường trong vòng 1 tuần) vì với lỗi 1 và 2 bạn có thể kiểm tra trực tiếp đc còn lỗi thứ3 thì phải kt trong mt tối và việc kiểm tra đòi hỏi bạn phải nhìn kĩ một chút.
 
Sửa lần cuối:
Top