Page1: Bạn bắt đầu yêu MU từ khi nào?

huangmingjun88

[X-V.I.P] - Trùm Giải Trí
Page 2:Những huyền thoại của MU...

Phần 1: Bạn bắt đầu yêu MU từ khi nào?

Một câu hỏi dường như không phải ai cũng trả lời được hoặc có được một câu trả lời chính xác . Hay là dường như các câu hỏi về tình yêu đều khó có câu trả lời chính xác như vậy . Khi mà mình nghĩ ra câu hỏi này thì mình thấy nó cũng khó tương tự như khi bạn nhận được các câu hỏi từ người mình yêu , VD như là : " Anh yêu em từ bao giờ ? , Tại sao anh yêu em " Chắc hẳn không ít người ngớ mặt ra khi nhận được các câu hỏi như này .

Nhưng câu hỏi được đặt ra là để có câu trả lời. Anh yêu em từ bao giờ ? Từ cái lúc anh nhìn thấy em lần đầu tiên , từ cái lúc anh biết cách dỗ một người con gái đang khóc , từ lúc hình ảnh em đi vào trong giấc ngủ của anh , v,,,vv . Đó là câu trả lời của những người khi mà trong tình yêu họ vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng trái tim mình đã đập sai nhịp từ lúc nào . Và mình nghĩ tình yêu với MU cũng vậy .


Bạn có nhớ được lần đầu tiên hưởng cảm giác hưng phấn , vui thích và hâm mộ khi xem các cầu thủ mà sau này là trở thành tình yêu của mình thi đấu không?. Thật may mắn vì mình vẫn còn nhớ cái cảm giác đó , cái trận đấu đó . Cái trận đấu mà nhắc đến ai đã là Manucians thì không thể không biết , trận chung kết C1 năm 1999 . Khi xem xong trận đấu đó Khỉ đã tự hỏi , tại sao suốt thời gian kia không ghi được bàn mà trong khoảng thời gian ngắn hơn nhiều chỉ có 2' mà có thể ghi được liền một lúc 2 bàn thắng . Đó chính là sự kỳ diệu của bóng đá. Trận đấu đó cũng chính là trận bóng đá quốc tế cấp CLB đầu tiên mà mình xem , Khi MU ghi bàn thứ 2 , ông anh mình ngồi cạnh cười rất to và lúc đỏ mình biết rằng đội bóng vừa ghi bàn đã dành chiến thắng . Hạt giống của cái cây tình yêu với MU bắt đầu được gieo hạt và nảy mầm trong tim mình từ trận đấu đó .

Và ông anh mình chính là người chăm sóc đầu tiên cho cái cây đó , vì anh mình cũg thích MU vì thế khi mình bắt đầu biết quan tâm đến bóng đá , đến MU thì anh luôn giải thích , nói cho mình biết những câu thắc mắc về đội bóng MU nói riêng và bóng đá nói chung . Càng tìm hiểu về MU , về bóng đá thì mình càng yêu thích . Mình còn nhớ có lần đã từng đọc trong truyện Subasa nói về một " cặp phối hợp hoàn kim " ngay lúc đó mình nhớ đến ngay bộ đôi tiền đạo của MU lúc bây giờ đó là : Dwight Yorke và Andy Cole . Một sự thú vị trong tâm trí khi mà đọc truyện mình chỉ nghĩ đó là hư cấu nhưng nhờ MU mà mình hiểu được trong bóng đá ở thế giới thực những chuyện như vậy hoàn tòan có thể xảy ra .


829454630.jpg


Rồi thời gian cứ trôi cái cây tình yêu cứ thế mà lớn dần trong tim mình với phân bón tuyệt vời là các trận đấu kủa MU.Đến bây giờ tình yêu đó khiến cho cái cây đó cứ lớn mãi lớn mãi ko thôi và mình tự hỏi đến bao giờ cái cây đó mới ngừng lớn , chắc có lẽ nó chỉ ngừng lớn và chết đi khi cùng với nó , trái tim kia không còn đập nữa .

Đó là câu trả lời của mình , còn bạn thì sao ? Bạn đã bắt đầu yêu MU như thế nào ? , chắc hẳn trong 4rum mình tôi tin có không ít câu trả lời. Vậy hãy cùng chia sẽ để mọi người cùg được biết cái cây tình yêu đối với MU trong tim bạn đã lớn đến mức nào .

Hãy cùng nhau chia sẻ những thông tin và ý kiến của mìnhvề đội bóng yêu thích tại 2pic này nhé...Chào mừng các bạn đến với "Nhà hát của những giấc mơ".


manchester-united-wallpapers.jpg


manchester-united-premier-league-champions-20-863835-864308.jpg


manchester-united-home-kit-07-08.jpg


manchester-united-stadium.jpg



Tình yêu luôn rực cháy với MU..."Sống làm fan Quỷ Đỏ...chết làm con Quỷ Đỏ"
 
Sửa lần cuối:

huangmingjun88

[X-V.I.P] - Trùm Giải Trí
Phần 2:Những huyền thoại....

1.Đầu tiên phải kể đến Bố già Sir Alex Ferguson

siralexbmp1hv7.jpg


Không có một đế chế nào đạt đến sự cực thịnh mà không được cai trị bởi những vị Vua lỗi lạc, không có đội quân bách chiến bách thắng nào mà không được chỉ huy bởi những vị tướng có tài thao lược "nhìn xa trông rộng", không có đội bóng nào bước lên đỉnh vinh quang mà đứng đằng sau không có một vị huấn luyện viên với cá tính và tài năng thiên phú.

Nói một cách không ngoa rằng, huấn luyện viên chính là "kiến trúc sư" cho những thành công của một đội bóng. AC Milan cuối thập niên 80 của thế kỷ trước có Arigo Sacchi, Barcelona có "Thánh" Johan Cruyff và hiện nay là Frank Rijkaard, Ajax Amsterdam có Louis Van Gaal...và Manchester United có Alex Chapman Ferguson.

Đến với nước Anh tháng 11 năm 1986, sau khi đã cùng với CLB Aberdeen nhỏ bé của Scotland lập nên một kỳ tích, một trang sử huy hoàng nhất trong lịch sử CLB này khi lật đổ sự thống trị của hai gã khổng lồ Celtic và Ranger tại giải vô địch Scotland, hơn thế nữa, không ai có thể nghĩ rằng một CLB với khả năng tài chính thuộc dạng còm cõi như Aberdeen lại có thể đánh bại Real Madrid, một câu lạc bộ thuộc loại hùng mạnh nhất Châu Âu để bước lên bục vinh quang tại European Winner's Cup vào ngày 11/5/1983 và cũng không ai có thể đoán ngay rằng, người đàn ông Scottland 45 tuổi, với dáng đi đĩnh đạc, với cái đầu luôn ngẩng cao, với khuôn mặt tươi tắn nhưng cũng đầy cá tính lại có khả năng làm cho người khổng lồ của bóng đá Anh - Manchester United - vùng dậy mạnh mẽ sau những giấc ngủ vùi rồi bám trụ ở đỉnh cao tới hơn 20 năm, một kỷ lục của bóng đá hiện đại, khi mà những tấm gương về sự mẫn cán và lòng chung thủy chỉ còn đếm được trên đầu nón tay.

Alex Ferguson chính là người đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong từng cầu thủ, từng cổ động viên của Những Con Quỷ Đỏ, khơi lên trong họ khát vọng tìm lại vinh quang của quá khứ, của đỉnh cao 1968 (với "Những cậu bé của Sir Matt Busby") để rồi ông và các học trò đã tạo nên một "Đế Chế", một "Vương Triều" thịnh vượng, một giai đoạn lịch sử mang tên Manchester United tại Premier League trong thập niên 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21. Ông cùng các thế hệ cầu thủ tài năng của MU đã viết nên bản hùng ca vĩ đại và tuyệt vời nhất tại "Nhà hát của những giấc mơ" trong suốt những năm qua, khi giải bóng đá vô địch Anh chính thức có tên gọi là Premier League.

Có lẽ không nên nói nhiều về những thành tích mà Sir Alex đã giành được trong thời gian cầm quân tại MU, bởi đó đã là những kiến thức phổ thông, những điều "nằm lòng" của mỗi cổ động viên Quỷ Đỏ và chắc chắn rằng, những thành tích, những danh hiệu mà ông có được luôn là niềm mơ ước của mọi huấn luyện viên không chỉ ở nước Anh mà cả ở trên toàn Thế Giới. Điều cần nói ở đây chính là cái cách mà ông đã làm để biến MU thành một quyền lực không chỉ ở Anh mà ở cả Châu Âu và ở khắp nơi trên toàn cầu.

Từ trước đến nay, bóng đá Anh nổi tiếng với lối chơi "kick and rush". Khi đến với MU, Ferguson đã làm thay đổi rất nhiều tư duy bóng đá này, vẫn còn những pha lật cánh, đánh đầu, nhưng đan xen vào đó là những miếng phối hợp ở cự ly ngắn và trung bình nhuần nhuyễn nơi trung lộ với sự cơ động liên tục để thu hút đối phương và tìm khoảng trống của mọi vị trí trên sân. Các cầu thủ không còn bị bó hẹp bởi không gian chiến thuật mà thay vào đó, họ được linh hoạt, chủ động sáng tạo theo các tình huống. Tất cả dựa trên nền tảng của sự hiểu nhau giữa các cầu thủ, sự ăn ý tuyệt vời giữa các vị trí. Có cảm giác các cầu thủ MU chuyền bóng cho nhau mà không cần quan sát sự di chuyển của đồng đội bởi nhắm mắt họ cũng biết đồng đội mà mình cần chuyền bóng đã ở vị trí nào trên sân. Chính lối đá như "thêu hoa dệt gấm", như được lập trình sẵn này đã khiến cho bóng đá Anh tưởng chừng sẽ lạc hậu vì bị cấm thi đấu tại đấu trường Châu Âu sau thảm họa Heysel đã ngay lập tức có thành tích trong lần đầu tiên trở lại với chiếc cúp C2 của Manchester United và cũng chính lối chơi đầy khoa học nhưng cũng không kém phần ngẫu hứng và sáng tạo ấy đã làm say lòng biết bao tín đồ của "Túc cầu giáo", biến MU trở thành câu lạc bộ có nhiều cổ động viên nhất trên toàn Thế Giới.


"Dụng nhân như dụng mộc", những cây gỗ tốt thường ẩn mình trong cái vỏ xù xì gai góc và không ai khác ngoài Alex Ferguson với "tuệ nhãn", khả năng thu phục lòng người, cá tính mạnh mẽ nhưng cũng đầy "nhân bản" của mình đã phát hiện, thu nạp, vun đắp để rồi biến những cây gỗ đầy góc cạnh và thô ráp ấy trở thành những trụ cột cho ngôi nhà MU, thành những huyền thoại bất tử của sân Old Trafford. Một Eric Cantona, "đứa con bị ruồng bỏ" của bóng đá Pháp với lối sống đầy bản năng cùng một cái "tôi" quá lớn, dưới bàn tay của Ferguson lại là một "King" Eric trong mắt các fan của MU. Vẫn là những cá tính đó nhưng nó được thể hiện nhiều hơn trên sân cỏ, cùng với tài năng của anh, nó trở thành một vũ khí để giành chiến thắng và phục vụ cho những thành công của tập thể.

Một Roy Keane ngổ ngáo, xuất thân từ một tay anh chị trên đường phố Ai-len, nhưng có hề gì, dưới sự nhào nặn của Ferguson, Keano đã trở thành một tiền vệ trụ vào loại hay nhất thế giới, một nhân tố vô cùng quan trọng cho những thành công của MU trong suốt một thời gian dài. Còn nhiều, nhiều lắm những viên kim cương thô như Andy Cole, Dwight Yorke, Ole Gunnar Solskjaer... đã được ông mài giũa để trở thành nhưng viên ngọc lung linh sau này. Cũng chính Ferguson chứ không phải ai khác đã phát hiện cho MU nói riêng và bóng đá Anh nói chung một lứa cầu thủ, mà tài năng của họ đã được thừa nhận trên khắp Thế Giới. Những Ryan Giggs, David Beckham, Paul Scholes, anh em nhà Neville,... đã trở thành biểu tượng cho thế hệ cầu thủ sinh ra trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20 ở nước Anh.


Có nhiều người đã nói về những sai lầm về nhân sự của Ferguson trong nhưng năm sau này, nhưng đó cũng là chuyện bình thường vì ông cũng là một con người, những sai lầm là không thể tránh khỏi nhưng thử hỏi ai đã mang về sân Old Trafford tiền đạo Ruud van Nistelrooy, người mà sau này đã đi vào lịch sử MU như một trong những chân sút vĩ đại nhất ?, ai đã quyết tâm để có được những Rio Ferdinand, Wayne Rooney ? và nếu không phải là MU với Alex Ferguson trên cương vị thủ lĩnh, liệu những cầu thủ đó có chấp nhận ký vào bản hợp đồng ? Hãy nhìn sự việc với con mắt rộng lượng và toàn cục.

Huấn luyện viên bóng đá là một nghề bạc bẽo và tổn thọ. Khi thành công, mọi người thường hay nhắc đến cầu thủ, những người trực tiếp thi đấu trên sân, nhưng khi thất bại thì người đầu tiên lãnh hậu quả lại là những huấn luyện viên, điều đó đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện". Vậy mà trong suốt 20 năm đứng mũi chịu sào ở MU, Sir Alex luôn vững vàng, ngay cả trong những lúc sóng to gió cả, ông căng mình ra để che đỡ cho các học trò qua những cơn giông bão thị phi. Không một tì vết, không một scandal ngoài sân cỏ, ông đã làm tất cả, cống hiến hết mình cho MU vì chắc chắn rằng: khó ai có thể yêu MU hơn ông ! MU đã trở thành một phần vô cùng quan trọng trong cuộc đời ông. Không những lời đao to búa lớn theo kiểu "Tôi chính là Đức Chúa Trời", không vì chiều ý muốn của ông chủ giàu có mà mua về những cầu thủ dù biết rằng đã hết thời và không phù hợp, không sử dụng những thủ đoạn mà người hâm mộ cho là "chơi bẩn" khi cố tình biến mặt sân cỏ trở thành "mặt ruộng" khi phải đối đầu với những đội bóng kỹ thuật hơn mình như ông Jose Mourinho đã từng làm, Ferguson luôn chiến đấu và chiến thắng bằng chính tài năng của ông và những gì ông có. Chính vì vậy, cả nước Anh có thể muốn lật đổ sự thống trị của MU ở giải quốc nội nhưng Ferguson vẫn được tôn trọng ở bất cứ đâu ông đến bởi giá trị của tài năng và nhân cách trong con người ông.


100424002040-488-237.jpg


20 điều chưa biết về Ferguson

100424002040-488-237.jpg


"Alex Ferguson là ai?" - Ắt hẳn một chú bé cũng có thể trả lời câu hỏi đó, song chắc chắn có những điều thú vị về HLV tài ba này mà bạn chưa thể biết hết. Hãy cùng khám phá 20 thông tin đó về ông...

Thời "quần đùi, áo số" ...

1. Vị trí sở trường: tiền đạo.

2. Trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên: Queen's Park - Stranraer (tháng 2/1957). Ferguson ghi bàn giúp Queen's Park thắng 2-1 khi mới bước sang tuổi 16.

3. Điều thất vọng nhất: dù ghi 15 bàn trong 31 trận cho Queen's Park song Ferguson vẫn không có được vị trí thường xuyên. Ngay cả khi chuyển sang St Johnstone (1960) rồi Dunfermline (1964), tình hình vẫn diễn ra tương tự.

4. Màn trình diễn bất ngờ nhất: Đầu năm 1964, thất bại trong việc ký hợp đồng với một tiền đạo, BHL St Johnstone quyết định tung Ferguson vào sân trong trận gặp đối thủ mạnh Rangers, và thật bất ngờ, anh chàng này ghi được ... hat-trick!

5. Điều đáng tự hào nhất: mùa hè năm 1967, Alex Ferguson nêu kỷ lục về phí chuyển nhượng của một cầu thủ giữa hai CLB Scotland khi chuyển từ Dunfermline tới Rangers với mức giá ... 65.000 bảng Anh!


falkirkfergie0611061lz2.jpg

Tiền đạo xuất sắc Alex Ferguson!

6. Lý do ... "lãng xẹt" nhất: tháng 11/1969, Ferguson lọt vào "mắt xanh" của đại gia Nottingham Forest (Anh) song buộc phải từ chối vì vợ anh ... không thích.

7. Điều đáng tiếc nhất: dù đã nhiều lần lọt vào chung kết song Alex Ferguson chưa từng giành được danh hiệu nào trên cương vị cầu thủ!

Những ngày đầu huấn luyện ...

8. Đồng lương "còm cõi" nhất: 40 bảng/tuần- đó là mức lương đầu tiên mà Alex Ferguson nhận được vào tháng 6/1974 khi bắt đầu sự nghiệp HLV tại CLB East Stirlingshire- đội bóng thậm chí còn chẳng có thủ môn chính thức!

9. Lần duy nhất bị ... đuổi việc: trong sự nghiệp huấn luyện của mình cho tới thời điểm này, Fergie mới duy nhất một lần bị cách chức, đó là tại CLB St Mirren năm 1978. Đồn rằng nguyên nhân xuất phát từ việc BLĐ đội bóng này biết được vụ "đi đêm" của ông với CLB Aberdeen.

10. Thành công lớn nhất: giành Cúp C2 châu Âu sau khi đánh bại Real Madrid 2-1 vào ngày 11/5/1983, đưa Aberdeen trở thành CLB thứ ba của Scotland giành được thành công ngoài biên giới.

queenparkfn4.jpg

Queen's Park - đội bóng đầu tiên của Alex Ferguson (1958).

11. Nhiệm vụ bất ngờ nhất: việc HLV đương nhiệm của ĐT Scotland- Jock Stein mất ngay trước Mondial '86 khiến cơ hội bất ngờ được trao vào tay Alex Ferguson. Tuy nhiên thời gian chuẩn bị quá ngắn không thể giúp ông gặt hái thành công.

12. Bước ngoặt quan trọng nhất: từ chối Barcelona, Arsenal, Rangers và Tottenham, để chuyển tới MU ngay sau khi Ron Atkinson bị cách chức vào tháng 11/1986.

20 năm tại Old Trafford...

13. Trận đấu đầu tiên: ... thua Oxford 0-2.

14. Thời điểm khó khăn nhất: tháng 1/1990, MU tụt xuống cuối bảng xếp hạng khiến CĐV vô cùng tức giận, đòi "đuổi cổ" Ferguson ra khỏi Old Trafford. Song rất may là BLĐ Quỷ đỏ đủ tỉnh táo và kiên nhẫn để chờ đợi ông lèo lái con thuyền vượt qua sóng gió.

15. Bản hợp đồng đáng giá nhất: Eric Cantona từ Leeds United với mức giá 1,4 triệu bảng Anh năm 1992. Ngôi sao người Pháp này sau đó trở thành cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Manchester United.

16. Bản hợp đồng sai lầm nhất: Juan Sebastian Veron- 28,1 triệu bảng từ CLB Lazio (2003). Tiền vệ nổi tiếng người Argentina đã không thể hiện được bất kỳ điều gì tại Old Trafford trước khi chuyển sang Chelsea rồi buộc phải "khăn gói" về Serie A.

17. Thói quen không thể bỏ: nhai kẹo cao su.

18. Hành động thiếu kiềm chế nhất: đá văng chiếc giày về phía Beckham, khiến tiền vệ tài năng này bị xước ở phần trên mắt, đồng thời thổi bùng dư luận cho rằng.ông và "số 7" mâu thuẫn đến mức không thể giải quyết.

19. Khoảnh khắc tuyệt vời nhất: phút 92 trận Chung kết Champions League mùa bóng 1998-99 tại Nou Camp, khi tỷ số đang là 1-1, Solskjaer dứt điểm cực nhanh ngay sau pha phạt góc của Beckham, mang về chức VĐ châu Âu lần thứ hai đồng thời hoàn tất cú "ăn ba" lịch sử của Quỷ đỏ MU.

20. Đối thủ khó chịu nhất: Trong suốt hơn một thập kỷ thống trị, Arsene Wenger và Arsenal luôn là rào cản rất lớn của thầy trò Fergie. Họ liên tục phải đua "song mã" trước khi bị Chelsea "phá bĩnh" kể từ năm 2003, sau khi Abramovich chính thức sở hữu đội bóng này.


_42282032_ferguson1999_2_416.jpg


55259300-1256236109-Alex-Ferguson1.jpg


sir-alex-ferguson-manchester-8f94a.jpg
 

Dragon_VbFc

A D M I N
mình không nhớ mình yêu M.U khi nào nữa........... đã lâu lắm rồi, ngày còn chuồn chuồn ớt =)) =))
mình yêu màu đỏ, mình yêu ronaldo, mình yêu lão Sơn rùa :D .....................
Ai lớp M.u :D
 

huangmingjun88

[X-V.I.P] - Trùm Giải Trí
2.Sir Bobby Charlton

charlton_bobby.jpg

Tên đầy đủ : Robert Charlton
Ngày sinh : 11/10/1937
Nơi sinh : Ashington, Northumberland , Anh Quốc
Vị trí : tiền vệ , tiền đạo
Cao : 1m75
Nặng : 69kg
Trận đấu đầu tiên cho United : 6/10/1956 gặp Charlton trên sân Old Trafford


Sir Bobby Charlton là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại mà đất nước xứ sở sương mù đã sản sinh.

Tên tuổi của ông gắn liền với những thời khắc lịch sử của bóng đá Anh và nhắc đến cái tên Bobby Charlton , người ta nhắc đến một con người có bản tính liêm trực và là biểu tượng cho tinh thần thể thao cao thượng. Charlton chơi ở vị trí tiền vệ , nổi tiếng với những cú sút sấm sét , người đã ghi rất nhiều những bàn thắng có tính chất lịch sử của bóng đá Anh.

Sinh ra ở Ashington, Northumberland. Gia đình Charlton có một tình yêu bóng đá ngấm từ trong máu , ba người chú của ông đều chơi cho CLB Leeds United và đặc biệt anh họ của mẹ ông chính là huyền thoại của CLB Newcastle United - Jackie Milburn. Năm 1953 , Charlton kí hợp đồng với Manchester United khi mới chỉ 17 tuổi và ông đã dành trọn quãng sự nghiệp 17 năm sau đó gắn bó với sân Old Trafford. Là một trong những tài năng của thế hệ "Busby Babes" còn sống sót sau thảm họa đường băng Munich. Ông là đồng đội của những cầu thủ như Duncan Edwards, Roger Byrne và Tommy Taylor ở thế hệ tuyệt vời của Man United của những thập niên 50. Cũng như tại thế hệ của những Denis Law hay George Best nổi lên ở những năm thập kỉ 60..Những thế hệ đã sản sinh ra rất nhiều huyền thoại trong lịch sử của Manchester United.


bobbycharlton9kf.jpg


Thời kì đầu , Charlton chơi ở vị trí tiền đạo cánh cho đội tuyển Anh sau cùng ông chuyển sang vị trí trung phong cắm nổi tiếng với những cú sút đầy sức mạnh. Một số cú sút đầy uy lực đó của ông đã đi vào lịch sử như là những bàn thắng kinh điển cho cả bóng đá Anh và CLB Man united. Năm 1966 , hai cú sút kinh điển của ông đã " bắn" chìm đội tuyển Bồ Đào Nha tại bán kết giúp Anh vào đến trận chung kết và dành chức vô địch năm đó. Trong khi đó thành tích 106 lần khoác áo đội tuyển Anh và ghi được 49 bàn thắng của Charlton hiện vẫn là một kỉ lục chưa thể bị phá vỡ.

Bên cạnh những cú sút khủng khiếp , Charlton còn có khả năng thực hiện những cú sút xa rất chính xác , khả năng chạy cảm tuyệt vời trên không trung , chàng trai với chiếc đầu hói này luôn là nguồn cảm hứng cho tất cả các trận bóng mà ông tham gia , một cầu thủ sinh ra để chơi bóng. Trước thảm họa Munich , ông chơi như một cầu thủ tấn công tuy nhiên mùa bóng đầu tiên của mình ông rất khó khăn để có thể cạnh tranh được với những tài năng như Taylor hay Viollet. Sau năm 1958 ông tiếp tục chơi ở vị trí trung phong cắm , tuy nhiên đầu những năm 1960 , Matt Busby bố trí ông sang bên cánh trái , tại vị trí này Charlton đã thực sự bùng nổ. Giữa những năm 1960 ông lại chuyển sang chơi như một cầu thủ kiến thiết hết sức khó lường . Đó cũng là vị trí mà Charlton đã khẳng định được tên tuổi của mình và thực sự thể hiện được hết tất cả những kĩ thuật siêu hạng của ông.


c17photogallery199listphotolis.jpg


Charlton cũng là người lập nên một kỉ lục khó tin , đó là kỉ lục ghi bàn trong các trận ra mắt của mình. Ông đã ghi bàn trong lần ra mắt đội trẻ Anh , ghi hai bàn vào lưới Charlton Athletic trong lần ra mắt đội một của Manchester United và ghi bàn vào lưới Scotland trong trận đấu được thi đấu trọn vẹn 90 phút đầu tiên cho đội tuyển Anh. Bobby đã ghi 199 bàn trong 606 trận cho Manchester United , cùng với đó ông cũng dành được chức vô địch bóng đá Anh các năm 1957 , 1965 , 1967 , một cúp FA vào năm 1963. Và đặc biệt là chức vô địch Châu Âu năm 1968 - trận đấu mà ông đã đánh chìm CLB Bồ Đào Nha Benfica bằng hai bàn thắng ngay trên sân Wembley. Thập kỉ 60 là một kỉ nguyên vinh quang của bóng đá Anh , đất nước xứ sở sương mù đã sản sinh ra bộ ba hủy diệt Charlton , Law và Best- những người đã giúp Manchester United tạo được dấu ấn lớn cho bóng đá Anh trong thập kỉ đó.

Trái ngược hoàn toàn với tính cách trầm lặng của Charlton , người anh của ông và là đội trưởng của Leeds United - Jack Charlton lại là một con người rất có cá tính. Thảm họa tại Munich và cái chết của những người đồng đội đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Bobby . Ông trở thành một con người kiên cường và đứng đắn hơn sau khi trải qua tấm bị kịch đó và là một trong số vài người còn sống sót sau thảm họa. Gia đình Charlton đã có những thời khắc tuyệt vời nhất là tại World Cup năm 1966 khi mà cả hai anh em Jack Charlton và Bobby Charlton đã cùng nhau trên mọi nẻo đường giúp đội tuyển Anh chiến thắng trong trận chung kết lịch sử. Năm 1966 cũng là năm tuyệt vời của Bobby khi ông dành được cả hai danh hiệu là cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu và cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của PFA vì những đóng quan trọng trong chiến thắng của đội tuyển Anh tại World Cup năm đó. Bobby Charlton đã có 106 lần khoác áo đội tuyển Anh ( 1958-1970 ) , nó đã là một kỉ lục của bóng đá Anh cho đến khi huyền thoại của CLB West Ham Bobby Moore phá vỡ năm 1973.

bobbyandjacky4ls.jpg

Hai anh em Bobby và Jack trong màu áo MU và Leeds United

Sau khi kết thúc sự nghiệp của mình với United , ông trở thành huấn luyện viên cho câu lạc bộ Preston North End năm 1973 , nhưng không giống như người anh trai của mình . Tính trầm lặng của Bobby đã không giúp ông trong việc huấn luyện sau khi CLB này chuyển giao năm 1975 . Sau đó ông làm giám đốc kĩ thuật cho CLB Wigan Athletic và năm 1984 ông được bổ nhiệm làm giám đốc kĩ thuật cho Manchester United. Bobby dành được một giải thưởng CBE năm 1974 và năm 1994 ông được nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ. Ngày nay Charlton được coi như một chủ tịch danh dự cho Manchester United và ông đang rất nóng lòng chờ đợi những thành công của đội tuyển Anh tại World Cup 2006. Charlton là một tấm gương mẫu mực cho bất cứ cầu thủ nào , một mẫu người chính trực. Bobby Charlton được mọi người kính trọng trên toàn thế giới như là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thể thao Anh Quốc nói chung.

Kỉ lục của Bobby Charlton tại Manchester United từ năm 1953-1973

-Giải vô địch bóng đá Anh : chơi 604 trận ghi được 199 bàn thắng
-FA cúp : chơi 79 trận ghi được 19 bàn thắng
-League Cup : chơi 24 trận ghi được 7 bàn thắng
-Cúp Châu Âu : chơi 45 trận ghi được 22 bàn thắng

charlton9qn.jpg

Con người của những thời khắc lịch sử

Kỉ lục tại đội tuyển quốc gia

-106 lần khoác áo đội tuyển quốc gia - ghi được 49 bàn
-Vô địch World Cup năm 1966

Những giây phút đáng nhớ với United

- Năm 1968 : vô địch Châu âu
- Năm 1967 : vô địch bóng đá Anh ( lúc bấy giờ là Division League Championship )
- Năm 1966 : đoạt quả bóng vàng châu âu
- Năm 1965 : vô địch bóng đá Anh
- Năm 1963 : vô địch FA cúp
- Năm 1957 : vô địch bóng đá Anh
acharlton2758mj-1.jpg

Người đặt dấu ấn vĩ đại cho Manchester United trên toàn thế giới
 
Top