Đền Thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm

powerhit

Banned
Thấy anh em ham hố cái này vì thế cũng gửi bài chơi:>


Đền thờ Trình Quốc Công - Nguyễn Bỉnh Khiêm


Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đền thờ Trình Quốc Công, còn gọi là đền Trung Am ở thôn Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), người làng này. Theo sử sách thì sau khi ông mất, vua Mạc cử Phụ Chính đại thần ứng vương Mạc Đôn Nhượng về quê Trung Am tế, vua còn sai lập đền thờ và tự tay viết biểu ngạch Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ, cấp cho dân 500 mẫu ruộng để lấy hoa lợi hàng năm cúng giỗ. Năm Vĩnh Hựu đời Lê (1735-1740) đền được dựng lại trên nền nhà giảng học của ông.

Ngôi đền hiện nay dựng lại năm 1927 vẫn trên khu đất cũ, vốn chỉ có hậu cung và nhà tiền tế nhỏ. Ngôi đền hiện nay dựng lại năm 1927 vẫn trên khu đất cũ, vốn chỉ có hậu cung và nhà tiền tế nhỏ. Năm 1985, nhân kỷ niệm 400 năm mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đền được sửa và tiếp tục tu bổ, làm thêm nhà khách, hồ nước, cổng đền, tường bao, đường vào đền. Đồ tế tự qua chiến tranh bị mất mát hư hại nhiều, nay thu thập lại được một số và nhân dân các nơi cung tiến thêm nên đã khang trang hơn trước.

Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân trong một gia đình nho giáo, cha là Văn Định, giám sinh trường Quốc Tử Giám triều Lê, không ra làm quan, ở nhà dạy học. Mẹ là Nhữ Thị Thục, con gái tiến sĩ, thượng thư trí sĩ Nhữ Văn Lan, người làng Yên Tử Hạ, huyện Tiên Lãng. Bà là bậc nữ lưu nổi tiếng, có công lớn trong việc dạy dỗ con thành tài.

Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng thần đồng, lại được cha mẹ hết lòng chăm lo dạy dỗ, họ ngoại nhiều người học hành thành đạt, theo học thầy đỗ cao nên ông tinh thông kinh sử, thuật số. Nhưng gặp lúc triều Lê suy đồi, ông ở ẩn dạy học làm thơ tại quê nhà. Mãi đến khi 45 tuổi, vào thời thịnh trị của triều Mạc, ông mới ra thi. Khoa thi Hương năm Giáp Ngọ đỗ giải nguyên, năm sau thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu, giành học vị cao nhất Đình nguyên, Trạng nguyên.

Sau khi đỗ trạng, ông được cử giữ chức Đông các hiệu thư, chưa đầy 8 năm được thăng đến chức Tả thị lang bộ Lại. Nhưng sau khi Mạc Thái Tông Đăng doanh qua đời, con nhỏ nối ngôi, bọn quyền thần tranh giành địa vị, bổng lộc, dối vua hại dân, triều đình ngày một suy vi. Lại thêm con rể ông là Phạm Dao cùng cha là Phạm Quynh cậy thế làm càn, ông khuyên can không nổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hết sức bực tức, dâng sớ vạch tội 18 tên lộng thần và xin chém. cả, vua Mạc Phúc Hải không nghe, lập tức ông trả ấn từ quan, trở về quê cũ lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân để dạy học, sáng tác thơ văn, truyền bá đạo học. Học trò theo học có đến hàng ngàn, nhiều người thành đạt. Am quán của ông còn là nơi hội tụ danh sĩ, thi nhân khắp nơi.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy về hưu, nhưng vua Mạc vẫn coi như bậc thầy, mỗi khi có việc chính trị, quân sự ngoại giao quan trọng đều cử quan đến hỏi hay mời ông về kinh đô để hỏi kế. Ông vãn dốc lòng trung thực khuyên bảo. Do đó vua Mạc Mậu Hợp đã phong chức tước cựu phẩm triều đình cho ông: Thái phó, Lại bộ thượng thư, Trình quốc công, nhưng không thể nào lưu ông ở lại triều.

Nguyễn Bỉnh Khiêm mất ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585) tại quê nhà, thọ 95 tuổi. Sĩ phu đương thời tôn xưng ông là Tuyết Giang phu tử.

Ngoài tài chính trị, ngoại giao, quân sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đào tạo nhân tài; Là một tác giả lớn của thế kỷ XVI với hàng ngàn bài thơ chữ Hán, chữ nôm; Là nhà tư tưởng, nhà triết học lừng danh.

Trước tác đồ sộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện chỉ còn độ 600 bài thơ chữ Hán và gần 200 bài thơ chữ Nôm được sưu tập trong các bộ Bạch Vân thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Ngoài ra còn một số Sấm ký tương truyền do ông làm ra, nhưng đều do người đời sau sưu tập nên tình trạng văn bản rất phức tạp.

Ngoài đền Trung Am, ở Thanh Am, Gia Lâm, Hà Nội cũng có đình Thanh Am thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cả hai đền thờ này đều được Nhà nước công nhận là di tích văn hoá quốc gia.

ST
 

dvhieu

Member
Nói thêm về "Tuyết Giang phu tử": Trong lịch sử Việt Nam có hai nhân vật được tôn hiệu là phu tử (bậc hiền triết) đó là "Tuyết Giang phu tử" và "La Sơn phu tử" (Nguyễn Thiếp). Các học trò gọi cụ trạng nhà mình là "Tuyết Giang phu tử" (nghĩa là "ông lão bên dòng sông Tuyết") bởi cụ có mở trường dạy học ở bên dòng sông Tuyết. Cái tên "Tuyết Giang" cũng là do cụ trạng đặt tên, chính là sông Hàn ngày nay....
 

NiceDream

Active member
Hihi, anh dvhieu là dân khối A, đâu pải dân vsd đâu. Nhưng công nhận kiến thức xã hội rộng.
 

NiceDream

Active member
Hi uh, công nhận là cũng vẫn phải học thuộc nhiều. Hì hì. Nhưng khi em đã có niềm say mê thì việc học thuộc không tra tấn đến mức ngồi ôm sách cả ngày, mà chỉ cần đọc rồi nó sẽ tự ngấm rất nhanh. ihi
 

only_you

Member
uhu e mà có nhiê.t huyết vs mấy môn đấy chắc mai mặt trời 0 mọc nỏi wa' chị ơi !!!!!!!!
 
Top