Bùi Viện - Người đặt nền móng cho sự ra đời của thành phố Cảng Hải Phòng

HOANG CUONG

New member
Hải Phòng là một đô thị Cảng, có mạch nguồn tự nhiên từ một vài làng chài ven sông. Các làng đều có chợ phiên, bến thuyền tấp nập. Nhờ có vị trí thuận lợi, Hải Phòng nhanh chóng trở thành đô thị lớn. Người có công trong việc lựa chọn vùng đất cửa sông Cấm để xây dựng thương cảng, mở mang sản xuất và buôn bán, thu hút thương nhân nước ngoài là Bùi Viện.

Khoảng giữa thế kỷ 19, sau khi bình định Nam Kỳ, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện âm mưu xâm lược Bắc Kỳ. Để đối phó, triều đình nhà Nguyễn đã giao trọng trách cho Doãn Khuê, người đang phụ trách nha doanh điền sứ tỉnh Nam Định, nhiệm vụ xây dựng gấp Ninh Hải thành một cảng lớn có thể làm cửa ngõ cho cả xứ Bắc Kỳ thông thương với bên ngoài.
Doãn Khuê đã giao việc khó khăn này cho Bùi Viện. Bùi Viện liền tổ chức một cuộc thị sát bến Ninh Hải, ông cho lập hai đồn binh, lập nha Hải Phòng, trạm thuế quan ở ngã ba sông Cấm và sông Tam Bạc. Những công việc này của Bùi Viên đã đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của đô thị và cảng biển Hải Phòng sau này.
Bùi Viện quê ở làng Trình Phố, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nho học, nền nếp (Theo tài liệu của Trường Tân và Trọng Huấn). Năm 1867, Bùi Viện vừa tròn 18 tuổi, thi hương đỗ tú tài. Ông lại được gia đình cho vào kinh ăn học.
Nhờ trí thông minh, ham học, chỉ một năm sau, Bùi Viện đã thi đỗ cử nhân. Trở về quê, Bùi Viện làm việc tại doanh điền sứ Nam Định.
Trong khi đang chỉ huy việc xây dựng thương cảng ở Ninh Hải (tức Hải Phòng ngày nay), do tình hình chiến sự giữa quân đội Pháp và triều đình Nguyễn ngày càng căng thẳng. Bùi Viện được vua Tự Đức điều sang làm công tác ngoại giao.
Trước sự biến đổi nhanh của thời cuộc, vua Tự Đức đã nhận thấy chính sách bế quan toả cảngggg của tiên triều là lỗi thời, cần phải cải cách và duy tân đất nước, ông quyết định phái Bùi Viện, một người có đầu óc cấp tiến ra nước ngoài để học hỏi và xem xét tình hình.
Tháng 7 năm 1873, Bùi Viện bái mạng vua lên đường, mang theo một số vàng bạc, tặng phẩm, hàng hoá xuống thuyền và cùng đoàn tuỳ tùng ra khơi.
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, trải qua sóng gió, nhờ có hoa tiêu giỏi, dày dạn kinh nghiệm đi biển, đã từng làm cho các tàu buôn ngoại quốc, con thuyền của sứ thầnnnn Việt Nam cập bến Hương Cảng an toàn. Ở đây, Bùi Viện tìm cách kết giao với vị lãnh sự quán Hoa Kỳ và nhờ giúp đỡ cho đoàn sang Mỹ. Bùi Viện nhận được thư giới thiệu của viên lãnh sự gửi cho bạn đang làm việc tại Nhà Trắng.
Đoàn thuyền của sứ thầnnnn Việt nam tiếp tục cuộc hành trình qua Hoành Tân (Nhật Bản) đến Xan Phran -xi-xcô hết sức vất vả, rồi từ đây, thẳng đường đi Oa -sinh-tơn. Nhờ bức thư giới thiệu, ông đã làm thân được với các nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ và sau gần một năm thì được tiếp kiến tổng thống Mỹ Grant.
Tuy nhiên, đây chỉ là cuộc tiếp xúc không chính thức, vì không có Quốc thư nên không thể thương thuyết và quyết định các vấn đề quan hệ giữa hai nước do Bùi Viện nêu ra.
Sau thời gian về nước chịu tang mẹ, Bùi Viện vào Huế dâng nhiều bản tâu về các vấn đề xây dựng đội tuần dương và thương mại. Năm 1878, ông xin vua cho lập Chiêu thương Cục và được cử làm Thanh biện thương chánh, nhưng bất ngờ ông bị lâm bệnh và mất.
Chiêu thương Cục của Nhà nước phong kiến nhà Nguyễn được thành lập, làm nhiệm vụ chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài, theo đề nghị của Bùi Viện, đã mở một chi điểm ở Ninh Hải. Chi điếm này sau trở thành phố Chiêu Thương (khu vực nhà máy xi măng hiện nay) rất sầm uất.
Những năm tiếp theo, Chiêu Thương quán ở Ninh Hải đã thu hút một số đông các nhà buôn người Việt, Hoa đến sinh cơ lập nghiệp, mở cửa hàng buôn bán. Một trong những mặt hàng buôn bản chủ yếu lúc này là thóc gạo, lâm -thổ-thuỷ-hải sản.
Từ đó, bộ mặt phố xá ở khu vực ngã ba sông Tam Bạc và sông Cấm dần dần thay đổi. Hoạt động buôn bán nhộn nhịp đông vui, nhà cửa mọc lên san sát. Đó là những cơ sở khởi thuỷ cho việc hình thành nên thành phố Cảng Hải Phòng sau này. Ý nguyện của Bùi Viện đã trở thành hiện thực.
Bùi Viện là người có công lớn trong việc lựa chọn vùng đất Hải Phòng ngày nay để xây dựng cảng biển và đô thị mới cho đất nước. Nên chăng, thành phố chúng ta cần có một đường phố, hay một công trình văn hoá - nghệ thuật mang tên ông, để đạo lý Uống nước nhớ nguồnnnn của người Hải Phòng càng thêm sáng đẹp.

Theo haiphongtourism

Dân ta phải biết sử ta ....
Canh Dần, tháng 6.
 

NiceDream

Active member
Đây quả là những thông tin hữu ích. Người Thái Bình mình lại có công với Hải Phòng mới hay chứ! ^^
 

NiceDream

Active member
Thái Bình với Hải Phòng, vậy là có duyên từ xa xưa cơ đấy! Thảo nào mà em thấy, mình bước chân vào VBC tình cờ đến lạ!
 
Top