card để xem phim HD

haohoa15101510

New member
Trước nay, trong giang hồ vẫn đồn đại ATI xem phim đẹp hơn Nvidia vì màu sắc này nọ trung thực hơn. Mình trả lời ngay rằng là, cả 2 đều xem phim đẹp như nhau. Sau khi cài đặt driver, mặc định của 2 loại vid card kể trên có thể cho ra hình ảnh khác nhau về tương quan màu sắc, sáng tối, tương phản..., nhưng sau khi tinh chỉnh, ta có thể kéo sự khác biệt này về gần nhau, thậm chí là không thể phân biệt.

VGA tốt cho chất lượng hình ảnh trong trẻo, mát mắt, không tì vết, vượt qua các test khắt khe về kiểm định hình ảnh (màu sắc chuẩn, hình dạng chuẩn, độ nét chuẩn, ko nhiễu các loại...). Thưởng thức chất lượng video từ 1 card tốt khiến mắt cảm thấy rất dễ chịu dù sử dụng liên tục trong 1 thời gian dài, còn về hình ảnh thì miễn bàn, đẹp dịu dàng như cô Tấm.

Câu hỏi đặt ra là: liệu có video card nào xem phim đẹp hơn, trội hơn những video card khác? Câu trả lời là có!

Hỏi tiếp: Vid card nào cho chất lượng video đẹp? Trả lời câu này thì khó hơn. Không phải video card càng mạnh thì xem phim càng đẹp. Giống như với đồ audio - kẻ thù của chất lượng âm thanh là nhiễu, video card cũng vậy, khử nhiễu trên bo mạch là vấn đề tiên quyết cho 1 output trong sáng, rõ ràng.

Trên thị trường trước kia có hãng Matrox sản xuất ra những video card rất tuyệt. Những vid này tuy cổ nhưng chất lượng hình ảnh xuất cực đẹp, thậm chí đẹp hơn nhiều những vid card đắt tiền hiện nay. Tiếc là vid Matrox không còn nhiều, lại lạc hậu nên gần như biến mất trên thị trường VN.

Video card có 2 tiêu chí chủ yếu sau:

1. Sức mạnh: thể hiện qua tốc độ xử lý của chúng. Card mạnh có thể dùng chơi game hay dựng hình 3D mượt mà.

2. Chất lượng đồ họa: thể hiện qua chất lượng hình ảnh mà chúng thể hiện - đây là cái mà tôi đang nói tới.

2 khái niệm trên không liên quan tới nhau. 1 card mạnh có thể không cho chất lượng đồ họa tốt bằng 1 card yếu hơn, vì vậy đừng cho rằng cứ mua card mạnh là xem phim sẽ "ngon lành".

Làm sao để đánh giá chất lượng đồ họa của video card?

- Cách tốt nhất là thẩm định thực tế - nhìn tận mắt. Nhưng không phải lúc nào ta cũng dùng được cách kiểm tra này, nhất là ở VN không phổ biến chuyện "dùng thử".

- Cách tiếp theo là nhìn vào bo mạch của video card. Những video card với bo lớn, linh kiện tốt (IC, tụ, trở, diot...), các mối hàn gọn gàng, linh kiện chi chít, quạt tản nhiệt chất lượng tốt.. thường là khử nhiễu tốt và cho chất lượng hình ảnh rất khá. Ngược lại, video card có bo bé xíu, loe hoe vài linh kiện, dùng toàn đồ rẻ tiền, mối hàn ẩu tả vừa to vừa xấu... thì thường là cũng cho chất lượng video bết bát.

- Cách cuối cùng là nhìn vào thương hiệu video card. Theo kinh nghiệm của Chip, trên thị trường VN hiện nay, video card của Galaxy cho chất lượng video rất tuyệt (hiếm và giá mắc như thú), kế đến có thể kể đến EVGA, GIGA, ASUS, XFX... nhưng cũng tùy model thôi nha, bậc tiếp theo là POWER COLOR, INNO 3D, JETWAY, cuối bảng là PALIT. Cách này không có chuẩn mực cố định, vì hãng nào cũng có dòng chất lượng cao và thấp tùy theo phân khúc thị trường, nhưng điểm chung là đối với 1 chủng loại video card có sức mạnh ngang nhau, giá của chúng đồng nghĩa với chất lượng video mà chúng xuất ra màn hình.

Dân chơi HD không cần video card mạnh. Do đó card onboard cũng đủ khả năng. Tuy nhiên, do cắt giảm chi phí và tiết kiệm diện tích trên mainboard, video card onboard thường bị cắt giảm tính năng khử nhiễu và filter đến mức tối đa, do đó, chất lượng video của video card onboard thua cả video card rời có chất lượng thấp. Vậy tóm lại, mua card rời có tiêu chí thế nào?

- Không cần mạnh (nếu chỉ xem phim HD), sao cũng được
- Bo mạch ngon, linh kiện điện tử trên mạch xịn
- Quạt tản nhiệt tốt
 

thuthuy

New member
Nói tới Videocard làm mình thêm tức mấy tháng trước nhỏ bạn mua con Sony vaioW đc cơ 1 tháng thì gặp tình trạng WC bị đứng Restart máy thì sau đó nhận đc màn hình đen thui luôn đem đi bảo hành nó đổ lỗi cho là cài phần mềm tùm lum bị xung đột rồi lên trang web xấu bị virus…chờ cả buổi sáng nó mới làm cho, mang về ko đầy một tuần lại lặp lại mà nó học kế toán nên mấy phần mềm hay nó lên mạng gì đâu, mình chán 3 cái gọi là bảo hành cho có lệ đó tức 2 đứa vác máy nhờ thầy cuối cùng cũng tìm ra nguyên nhân chính là do Sony Vaio W nó tích hợp luôn card màn hình Nvidia mà card này nó vẫn thường xuyên bất ổn với con Sony vaio W và thầy test thì đúng là vấn đề ở card màn hình vậy mà nó cứ đổ lỗi cho nhỏ chứ
Về card màn hình(rời) thì tớ biết sơ qua:
*ta nói tới thông số kĩ thuật trước ha
+đầu tiên quan tâm tới Buswirdth
- trước kia xài chuẩn ISA bây giờ thì ko xài chuẩn này nữa
- chuẩn PCI bây giờ còn nhưng ít vì giả sử mình cắm 1 netcard ở khe thứ nhất rồi giờ mình cắm thêm 1 Videocard nữa thì tốc độ đg chuyền nó sẽ chia 2 vì nguyên tắc của chuẩn PCI là truyền nối tiếp nhưng có chia sẻ
- chuẩn AGR( nó nằm hơi thụt so với PCI trong main) nguyên tắc của nó cũng như PCI đg truyền 32bit nhưng người ta có thể dùng thuật toán để có đc tốc độ 32bit+32bit(64 bit ảo)
-tương lai thay các chuẩn trên bằng chuẩn PCI-EX với PCI-EX 16x tốc độ của nó là 64bit(thật) với PCI-EX 2.0 16x đg chuyền là 64bit nhưng nó có khả năng max là 128bit,3.0 là 256bit
+thứ 2 cần quan tâm tới là Ram dành cho card màn hình DDR, DDRII,DDRIII
+thứ 3 mới là dung lượng của card màn hình ( MB,GB) cái này thì ko thể nâng cấp đc mua dung lượng nhiêu thì nó như vậy
*chíp đồ họa do hãng nào sx
có 2 hãng lớn là Nvidia và Ati
-bình thường thì: Nvidia(Geforce) nó đi mới Intel(y như kiểu Comfort đi mới omô đấy) Ati(Radeon) nó đi mới ADM (hì hì, cái này thì Downy với Viso)
- nếu chơi 3D thì dùng geforce, bền và mảng đồ họa thì Radeon
-về công nghệ thì 2 hãng này cũng tương đương nhưng tên gọi thì hơi khác
1-5.jpg

sử dụng 2 card(giống nhau) cùng lúc nhưng Nvidia dùng bảng mạch nối 2 videocard còn Ati dùng cọng cad
2-3.jpg

liên kết 2 card ko cần đồng bộ (vd: 16x và 8x)
3-2.jpg

nếu ta sử dụng card rời rồi chả lẽ card màn hình onboard ko dùng tới vậy là công nghệ liên kết onboard với card màn hình rời ra đời
ngoài ra nó có thể liên kết 3,4,6,8 card mới nhau
 
Sửa lần cuối:

haohoa15101510

New member
hix đọc bài mà vẫn chưa hiểu mấy mình chỉ thấy phim đuôi avi xem nét thui hehehe
1. HD là gì ?

HD (High-definition) hay HDTV( High-definition Televison) hiểu nôm na "truyền hình với độ nét cao" , là một thuật ngữ chỉ các chương trình TV kỹ thuật số, các tập tin đa phương tiện ( movies, audio, game...) được trình chiếu với độ phân giải cao hơn các chuẩn thông thường đã có trước đây (PAL, SECAM, NTSC). Độ phân giải cao giúp hình ảnh trung thực, chi tiết hơn rất nhiều tuy nhiên cũng vì thế yêu cầu năng lực nguồn phát, khả năng trình chiếu ( playback) của thiết bị tiếp nhận cũng như băng thông của hệ thống. Lịch sử HD theo Wiki bắt đầu từ một dự án trong quân đội Liên Xô năm 1958 đã tạo ra một hê thống có khả năng trình chiếu khung hình 1125 dòng cho mục đích quân sự. Tuy nhiên chương trình phát sóng thương mại đầu tiên thuộc về người Nhật năm 1969 nhưng vì "lý do kỹ thuật" nên ko thể trở thành một xu hướng mới trong phát sóng. Thuật ngữ HDTV như hiện nay được giới thiệu lần đầu ở Mỹ năm 1996 và chương trình phát sóng đầu tiên ở Mỹ vào năm 1998 , cho đến nay các chương trình HDTV đã chiếm 30% ở Mỹ.
Hình dưới đây mô tả khung hình của HDTV so với các chuẩn trước đây, đương nhiên HD còn đi liền với nguồn âm thanh đa kênh DTS, AC3
0blr49fyg4z762qc6b.jpg

q1xzhtsqdzumuq9jalh.jpg
 

haohoa15101510

New member
2. Bit-rate, độ phân giải:

- Bit-rate: là lượng dữ liệu chuyển từ file film lên CPU trong 1 giây để xử lý giải mã thành hình ảnh và âm thanh. Bit-rate càng cao phim càng đẹp, âm thanh càng hay nhưng cũng đồng nghĩa với việc CPU phải giải quyết càng nhiều công việc.

- Độ phân giải: gồm 1080i, 1080p và 720p. Độ phân giải của phim HD tính bằng chiều ngang (1920 đối với 1080p/i) hoặc 1280 (đối với 720p) nhân với chiều dọc (biến đổi tùy theo phim) của diện tích hình ảnh (không tính phần băng đen). Ví dụ:

.1080i/p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1920x1080 ~ 2.01 MPx (megapixel)
.1080i/p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1920x803 ~ 1.54 MPx
.720p ở tỉ lệ 16:9 có độ phân giải 1280x720 ~ 0.92 MPx
.720p ở tỉ lệ 2.39:1 có độ phân giải 1280x536 ~ 0.69 MPx

Rõ ràng là trên lý thuyết 1080p cho hình ảnh chi tiết hơn 720p gấp đôi. Tuy nhiên, trên thực tế sự chênh lệch này khó phân biệt bằng mắt thường trên cả TV 720p (HD ready) và 1080p (Full HD) hiện nay:

- đối với TV 720p, việc thể hiện 1080p cũng chỉ cho độ chi tiết ngang với 720p vì đó là giới hạn phân giải của panel

- đối với TV 1080p kích cỡ 46" trở xuống thì ở khoảng cách 2.5m (khoảng cách xem phim đảm bảo) cũng rất khó phân biệt sự khác biệt vì tại vị trí này kích cỡ pixel quá nhỏ để có thể nhận biết bằng mắt thường. Tôi cho rằng, ưu thế của 1080p chỉ có thể nhận biết bằng mắt thường dễ dàng khi màn hình > 60", lúc ấy phim 720p bắt đầu có hiện tượng rạn hình đủ để nhận biết bằng mắt thường.

Tham khảo thêm: màn ảnh rộng ngoài rạp có kích thước lớn gấp vài trăm lần LCD full HD nhưng có độ phân giải (quy đổi) chỉ gấp 5 lần 1080p. Điều đó cho thấy yêu cầu tốc độ tăng diện tích màn hình tăng gấp nhiều lần yêu cầu tăng độ phân giải với chất lượng hình ảnh tương đương.

- Xét 1 phim HD 720p @ 2.39:1 (độ phân giải của nó là 0.69 MPx) có bit-rate hình ảnh là 6000 Kbps -> hình ảnh đẹp

- Nếu cũng là phim này nhưng là bản HD 1080p @ 2.39:1 (độ phân giải là 1.54 MPx - gấp 2.23 lần trường hợp trên) thì bit-rate yêu cầu để có chất lượng hình ảnh tương ứng phải đạt được là 6000*2.23=13380 Kbps. Đây là 1 con số tương đối lớn nên nó thường bị cắt xén bớt để hạ thấp dung lượng file.

Từ đây rút ra, nếu bit-rate của phim 1080p thấp hơn 13380 một cách đáng kể, có thể phim sẽ không đẹp bằng bản 720p

Nói dài dòng như ở trên cuối cùng cũng chỉ kết lại vài vấn đề sau:
- bit-rate quan trọng hơn độ phân giải, như vậy 1 phim 720p cũng có thể đánh gục phim 1080p về chất lượng.
- 1080p chiếu trên LCD 720p thì cũng chỉ thể hiện 720p
- 1080p chiếu trên LCD full HD cỡ nhỏ không cho khác biệt đáng kể so với 720p ngay cả khi tương quan bit-rate của chúng là công bằng.

Nhìn vào dung lượng phim có thể thấy được phần nào chất lượng phim thông qua bit-rate và độ phân giải:

File có độ phân giải 1080p thì nên có dung lượng gấp 2.3 lần phim 720p để đảm bảo chất lượng tương ứng.
 

thuthuy

New member
bác ơi để thưởng thức phim HD còn phải thêm nhiều phụ kiện lắm mà việc chọn nó cũng phải chuyên nữa như về màn hình, thiết bị phát phim,loa, cáp kết nối...mà tớ thấy dân chơi phim HD thường mua đĩa cứng khủng ko à tới 1 hay 2 TB đó để sao chép...trang: www.hdvietnam.com là cộng đồng của người mê phim HD đấy
 
Sửa lần cuối:
Top