giúp bạn học tốt vật lý nâng cao

small_physics

New member
Em xin đưa ra sau đây những kiến thức e tích luỹ đc:
- Trước hết cần phải chuẩn bị về tài liệu và phương pháp học
+ về phương pháp thì mỗi người 1 kiểu, chẳng ai giống ai. Nhưng e cũng xin mạo muội nói lên ý kiến của mình: quan trọng là phải đặt ra đc mục tiêu phấn đấu, từ đó cố gắng để đạt đc mục tiêu cua mình;khi giải 1bài vật lý khó hay đọc 1tài liệu mà ko hiểu gì thì đừng sợ (câu này thầy e dạy e) mà phải bình tĩnh suy nghĩ xem có thể đưa về những bài toán đơn giản hơn hay ko, thường thì 1 bài khó bh cung = 2-3 bài toán con trong nó......
+ về tài liệu thì cũng nhiều người hỏi, e cũng xin nói đôi lời: (theo mức độ khó dần) sgk- cơ sở vật lý, vật lý tuổi trẻ- chuyên đề bồi dưỡng hsg vật lý thpt- 300 bai tap vat ly thpt- tuyen tap de thi olympic vat li cac nc.... ngoài ra có thể tham khảo đề thi hsg các năm gần đây

Mỗi người học 1 kiểu nhưng suy cho cùng vẫn phải học những phương pháp, kiến thức sau:
1/ Cơ học : dịch chuyển ảo, động lực học chất điểm, cơ học vật rắn (phần này khó), dao động, sóng...
2/ Nhiệt : các đẳng quá trình, quá trình đoạn nhiệt (thuận nghịch), quá trình politropic ( mở rộng, dạng tổng quát của 4 quá trình trên), nguyên lí 1-2 , chu trình
3/ Điên: điện từ ( O-G, điện truờng trong điện môi, cảm ứng điện từ, lực Lo-ren-xo...) , mạch 1chiều ( kiếc xốp, mạch chứa tụ điện...); mạch xoay chiều ( RLC nối tiếp, RLC song song, phương pháp số phức, ...)
4/ Quang : quang hình & quang lượng tử, trắc quang ( phần này chủ yếu quang hình thôi, thpt ko có nhiều bài tập về trắc quang đâu)
P/S : những e nào có tham vọng, đam mê vs vật lý thì nên học đạo hàm từ đầu năm lớp 10 ( kiến thức về hàm số thì lớp 9 là đủ dùng rồi ), tích phân cáng sớm càng tốt, lượng giác thì phải nắm vững. Nói chung muốn học giỏi lý trước hết phải giỏi toán!!!

Sức người có hạn, trên đây là 1 số ý kiến của cá nhân em, các bác góp ý nhiệt tình nhé ^^
sau này có điều kiện e sẽ post vài bài theo mức độ nâng cao dần cho mn tham khảo bàn luận và góp ý

thôi thì mở đầu lấy may, e xin đưa ra 1 bài cho các bác tham khảo : 2 hạt cùng khối lượng tích điện cùng dấu độ lớn bằng nhau đặt ở độ cao H1 < H2 theo cùng 1phương thẳng đứng . ném đồng thời 2 hạt theo phương ngang với vận tốc ban đầu V. tính khoảng cách giữa 2 hạt khi hạt 1 tiếp đất. trọng trường g. biết hạt 1 tiếp đất cách vị trí ban đầu 1 khoảng L theo phương ngang.
 
Sửa lần cuối:

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Cái môn này, sau khi thi xong đại học năm thứ 3, mình mới nhận ra là mình thích nó. Mấy năm học phổ thông, lười học lý thuyết, thấy sợ Vật Lý cực kỳ, vì nhiều khi chẳng hiểu gì cả. Rồi sau khi thi đại học trượt hai lần, tới năm thứ 3 quyết tâm ôn tập, học kỹ lý thuyết thì thấy Vật Lý không hề khó như mình đã tưởng, mà khi đã nắm được cái gốc rồi, thì giải thích lắm, nhiều khi thấy đam mê kinh khủng.

Vì vậy, lời khuyên cho các bạn vẫn đang học cấp 3 này "Hãy nắm thật chắc lý thuyết, có được nó rồi thì không sợ là không giải được bài tập".

À còn điều này nữa, VinhBaoClub đang rất yếu về khoản chia sẻ kinh nghiệm học tập, small_physics có thể giúp mình và mọi người đưa những bài thảo luận về học tập lên diễn đàn được chứ, cái này rất cần thiết. Cảm ơn bạn rất nhiều.
 

fri360

™ Hạnh Phúc Ảo ™
Mình là mình lại khoái nhất Vật Lý. Cũng giỏi Vật Lý nhất trong 3 môn Khối A. Cứ làm nhiều bài tập vô là hiểu thui :)) :)) :))
 

dvhieu

Member
Tớ thì tớ lại dốt đặc mấy môn khối A, đặc biệt là Vật Lý...
Những topic thế này rất hữu ích, đáng tiếc không có nhiều học sinh phổ thông trên VBC hứng thú với nó. Thật đáng tiếc...
 

small_physics

New member
E cũng cố gắng trong sức mình thôi , mặc dù VB ko phải trường e học ( e mới vào trường đúng 2 lần :) ) nhưng dù sao đây cũng là quê e muz
còn lời giải bài trên :
c1 : xét khi k/c 2 hạt là x (x < h ), tính gia tốc mỗi hạt theo x (chú ý có g nhé). viết pt chuyển động theo 2phương
c2 : sử dụng phương pháp khối tâm : do lực tương tác điện là nội lực suy ra khối tâm của hệ luôn nằm trên trung điểm của 2 hạt. khối tâm của hệ rơi tự do => quãng đường đi được : H= 1/2 g .t^2; t= L/V. khi quả 1 chạm đất thì quả 2 cách đất 1 khoảng 2H
Đây là 1 vd điển hình về tiện ích của phương pháp khối tâm. các bác thấy hay thì thank e phát ủng hộ nhé ^^
P/S từ mai e cố gắng mỗi ngày post 1-2 bài :d
 

small_physics

New member
tặng các bác 1 bài chào ngày mới nhé: nêm khối lượng M góc nghiêng so với sàn là alpha. trên nêm giữ 1 vật m. thả hệ tự do. tính gia tốc của m so vs nêm và so vs sàn khi:
1) bỏ qua ma sát
2) nêm ma sát với sàn hệ số k
3) nêm ma sát vs sàn và vật hệ số k
nói chung bài này ko khó, nhìn phát là đặt bút làm ngay nhưng hơi dài ( cái này e rất ghét, dài mà khó thì ko sao chứ dài mà dễ thì ....)
 

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Uầy, đừng vậy chứ bạn. Thực sự là những bài viết của bạn thì hiện tại ít thành viên hưởng ứng, nhưng BQT và các thành viên rất coi trọng bài viết của bạn, rất mong bạn đừng nản chí.
Những bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của diễn đàn. Mong bạn sẽ giúp VinhBaoClub có bước đột phá mới trong lĩnh vực học tập. Cảm ơn bạn rất nhiều.
 

socbaycute

New member
bon chen cái! mình là một con nghiện hóa nhưng về khoản vật lí mình cũng có 1 số kinh nghiệm nhỏ sau:
1 nắm chắc lí thuyết và công thức định tính
2bủa vây kiến thức không bỏ sót bất kì phần kiến thức nào
3 tự xây dựng cho mình 1 số công thức giải nhanh (điều này là tối quan trọng)
VD như Vật lí 12 cần phải chú ý đặc biệt đến giản đồ Fre nen
và cuối cùng không thể thiếu là mua ngay sách phân loại phương pháp giải nhanh vật lí 12 của Lê Văn Thành NXB Sư Phạm
chúc các bạn thành công!
 

small_physics

New member
Lớp 10
1/ 1 sợi dây căng ko giãn, khối lượng ko đáng kể dài l đc treo tại O. buộc vào đầu tự do 1 vật nặng, tại vị trí cân bằng truyền cho vật vận tốc V theo phương ngang. tính Vmin để vật lên đc vị trí cao nhất ( cách Vtcb 2l). Đ/S (5gl)^-1/2
2/ 1 vật m được truyền vận tốc ban đầu V theo phương ngang tiến đến nêm khối lượng M có đỉnh cao h. tìm Vmin để m bay qua đỉnh nêm. bỏ qua ma sát, trọng trường g. Đ/S : Vmin^2 = 2g.h.(M+m)/ M.m
3/ 1mol khí đơn nguyên tử thực hiện chu trình khép kín sinh công A= 2026 J. pt 1-2 : p phụ thuộc vào V theo hàm tuyến tính. pt 2-3: đẳng tích, pt 3-1 : nhiệt dung ko đổi. cho V2/ V1 = 8, T1=T2=2T3= 100k. Tính nhiệt dung của khí trong quá trình 3-1. Đ/S : -1,5R
Lớp 11
1/ 1thanh khối lượng M dài l nằm trên bàn nhẵn. bắn 1 viên đạn khối lượng m vận tốc v theo phương vuông góc thanh. sau va chạm đạn dính vào thanh. Xác định tính chất chuyển động của thanh sau va chạm. (Gợi ý: khối tâm chuyển động tịnh tiến, thanh quay quanh khối tâm)
2/ a)Tính điện trường gây bởi mặt phẳng rộng vô hạn mật độ điện mặt rô.
b) quả cầu bán kính R tích điện đều mật độ điện khối K. Tính điện trường tại 1 điểm bất kì.
Gợi ý : sử dụng định lý O-G
3/ 1 điện tích q ban đầu nằm cách dây dẫn dài vô cùng có dòng điện I 1 khoảng L0, hệ đặt trong từ trường có vec tơ cảm ứng từ vuông góc mp dây và q. truyền cho q vận tốc V ( đồng phẳng vs dây và q) tiến lại gần dây, vuông góc vs dây. Tính khoảng cách ngắn nhât của q và dây. bỏ qua trọng trường. (gợi ý: từ trường tại 1 điểm cách dây 1 khoảng x : B= muy0.I/ 2pi.x; viết pt động lực học theo phương dây, chú ý có lực Lo ren, nhưng lực này ko sinh công. do đó độ lớn vận tốc của q ko đổi, chỉ thay đổi phương. khi q tiến đến gần nhất dây thì thành phần vận tốc theo phương dây đạt cực đại <=> a = 0 )

còn lớp 12 thì bài nói chung khó hơn nhưng post lên có ai đọc đâu vì hs 12 bh toàn ôn thi đh :d
 

small_physics

New member
theo kiến thức sgk ta biết được định luật ôm có 2 dạng: I= U/R và dạng vi phân: i= dp/ dt
sau đây e xin đưa ra 1 dạng khác là i=j.S với S: tiết diện dòng đi qua, j: mật độ dòng điện, j= E/rô = E.k với E là cường độ điện trường, rô: điện trở suất, k: độ dẫn điện
Vậy dạng này giúp ta làm những dạng bài như thế nào, đơn giản mà nói : những bài liên quan đến điện trường mà đề bài yêu cầu viết pt dòng qua hệ.
Vd: 2mặt cầu KL đồng tâm bán kính a<b được ngăn cách = 1 môi trường có hằng số điện môi epxilon và điện trở suất rô. Mặt cầu nhỏ bên trong được tích điên q>0 rất nhanh. tìm biểu thức cường độ dòng i theo thời gian giữa 2 mặt cầu.
Giải : theo Đ.L ôm ta có i=j.S= -dq / dt ( dấu - thể hiện có dòng là do điện tích trên mặt cầu trong giảm)
Theo O-G : E= k.q/ (epxilon. r^2) (ở đây ta chỉ xét a<r<b)
Thay j = E/rô = k.q/ ( epxilon.rô. r^2) ta được -dq / q = dt. (4pi.k/epxilon.rô) =dt. A
Lấy tích phân 2 vế được ln q = -t. A +C. Với điều kiện t=0, q=q0 ta xác định được hằng số tích phân C= ln q0
Vậy q= q0. e^At. Từ đây đạo hàm theo t ta được dòng i cần tính.
Nói chung dạng bài này ít khi gặp vì mức độ khó của nó, chắc chỉ gặp trong vòng chọn tuyển thi QG.
Nhưng e vẫn post lên, bác nào ôn thi để thi QG thì tham khảo nhé :d
 
Top