Giờ Trái Đất - Bạn thực sự đã tiết kiệm?

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Nguồn: blog.yume.vn
Những "ý tưởng" cho Giờ Trái Đất: sự phí phạm vô nghĩa
Được viết bởi: Đời Nghiêng | 26/03/2011


1. Bạn biết gì về Giờ Trái Đất
(Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm. Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người.
Giờ trái đất năm nay sẽ là ngày 26/3 năm 2011.

Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là con số phút kêu gọi tắt điện.

772.jpg
Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon, một khí gây ra hiệu ứng nhà kính và nhằm đánh động sự chú ý của mọi người với ý thức bảo vệ môi trường. Việc này cũng giúp làm giảm ô nhiễm ánh đèn, và trong năm 2008, sự kiện này cũng trùng khớp với thời gian bắt đầu của Tuần lễ Quốc gia về Bầu trời tối ở Hoa Kỳ
Việt Nam tham gia Giờ Trái Đất lần đầu tiên vào năm 2009, với các thành phố: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ,Hội An, Huế và Nha Trang. Thành phố Hồ Chí Minh cho tắt điện nhiều địa điểm nổi tiếng ở trung tâm thành phố: Hồ Con Rùa, Dinh Độc Lập, Nhà hát lớn... trong khoảng thời gian đã định. Khu phố cổ Hội An thắp đèn lồng thay vì mở đèn điện. Lượng điện giảm được 140 MW, tiết kiệm 133 triệu đồng
Nghe đến số tiền chúng ta tiết kiệm được có thể là một số liệu đáng mừng nếu không phải “khấu trừ” những chi phí cho các khoản gọi là “Ý tưởng cho giờ Trái đất”
2. Những “ý tưởng cho giờ Trái Đất”
“Ý tưởng” chính vẫn là thắp nến thay cho đèn điện, việc này theo đa số chúng ta suy nghĩ là “hiển nhiên” tất-lẽ-dĩ-ngẫu là phải thắp nến, không thể để tối om - biết đâu sẽ trở thành “điều kiện lý tưởng” cho bọn Lý Thông hoạt động (!) Và cũng không có giải pháp nào khả thi hơn dùng nến thắp sáng, không thề bật tất cả đèn ô tô xe máy để chiếu sang, đèn dầu thì vùng sáng hạn hẹp, chưa kể giá dầu cũng không còn “bình dân” như ngày xưa; bắn pháo hoa thắp sáng lại càng là giải pháp…hạ sách, vì lý do kinh tế lẫn thực tế đều bị hạn chế.
Ấy thế mà trong mấy năm Việt Nam hưởng ứng trở lại đây, đều có mặt sự việc bắn pháo hoa ở Thủ đô và 1 số thành phố lớn trên cả nước. Có lẽ việc làm này chỉ đơn giản nhằm “cổ động” tinh thần hưởng ứng giờ Trái đất chứ chưa nghĩ đến việc mục đích của Earth Hour – “tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng” chính là tiết kiệm tiền và góp phần kêu gọi bảo vệ môi trường.
Việc bắn pháo hoa với “quy mô” và số lượng như thế, không tiêu tốn phần nào tiền dân cũng là tiền Nhà nước, tiền điện cũng có cùng một nguồn gốc từ toàn dân và Nhà nước ta tiết kiệm được. Thế thì, con số chúng ta tiết kiệm được trên kia, được bố cáo trên các phương tiện truyền thong, được thống kê trong các cuộc họp có thật chính xác chưa - nếu ta chưa khấu hao số tiền đổ vào các “ý tưởng cho giờ Trái đất” tưởng chừng ý nghĩa những thực ra là đang phí phạm?
9222___news__phaohoa.jpg
Bắn pháo hoa trên sông Hàn suốt 2 tiếng đồng hồ - có phải là nghịch lý?
Có bạn đã kêu gọi : "Hãy tắt điện và thắp lên những ngọn nến ấm áp để thắt chặt đôi tay của từng cá thể, tạo nên sức mạnh khổng lồ giúp cho chúng ta đủ nghị lực và quyết tâm bảo vệ môi trường sống."
6.gif
Vậy bạn đã thử nghĩ ngược lại, "Tắt điện trong 1h, mà lại thắp nến, thì thử hỏi lượng CO2 bị thải ra đó, có phải đã bay cả vào trong bầu khí quyển không? Như vậy việt tắt điện đã không có được cái ý nghĩa trọn vẹn của nó."

Chương trình Earth Hour năm nay, liệu có thành công hay không? Khi ở Đà Nẵng hàng nghìn quả pháo sẽ bay lên trời và thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO2 vô cùng lớn?
Lượng nhiên liệu được tiết kiệm, lượng khí thải được cắt giảm có phải sẽ là con số 0? Bởi vì lượng chất thải do pháo hoa tạo nên cũng nhiều tương đương như thế?

Cũng ăn theo “những gợi ý cho giờ trái đất” này, các nhà sản xuất đã làm ra không biết bao nhiêu mặt hàng đắt tiền về đèn, nến để thu lợi nhuận, vì biết là đang đánh trúng vào nhu cầu và thị hiếu “chơi nổi” của khách hàng trong 1 giờ đồng hồ quý giá ấy.
Đơn cử như các loại nến mới ra lò có giá trung bình từ 70-100k/cây,quả,củ...:

nen 3.jpg
Nến càng có kiểu dáng độc đáo và hình thù ngộ nghĩnh hoặc có mùi thơm sẽ đắt hơn, giá từ 100k/cây,quả,củ… trở lên.
nen 7.jpg








nen 11(1).jpg
Giới bạn trẻ khắp nơi thì thường không “xài sang” nên họ chọn giải pháp là thắp nến thường, và vì nến thường tuy kiểu dáng đơn giản nhưng rẻ hơn nhiều (khoảng 3-5k/cây) nên các bạn tích cực thắp càng nhiều càng …sáng (!) Mỗi bạn “phấn đấu” 2-4 cây, thắp gần hết sẽ thắp tiếp cây mới để…duy trì ánh sáng. Hoặc chế đèn hoa đăng để ở các quảng trường. Với số lượng người và nến “hưởng ứng” như vậy thường chọn những nơi rộng rãi, bằng phẳng hoặc tận dụng tất cả các bậc tam cấp của các nhà hát lớn, sân bóng… để giờ trái đất được “lung linh”…
6.jpg
Rất đẹp, rất công phu... Nhưng như vậy đã thiết thực chưa, bạn trẻ ơi?
gio trai dat.jpg
Đã có những nơi trên thế giới, và cả Việt Nam hưởng ứng giờ Trái đất rất hiệu quả, và thực sự thiết thực, chính điều này mới khẳng định ý nghĩa của 1 giờ đồng hồ quý giá ấy. Tuy chỉ 60 phút tự nguyện cắt điện, mỗi người 1 chút, mỗi nhà một bong điện, 1 cái quạt, ngừng xem ti vi 1 tiếng thì con số thống kê được sẽ gấp nhiều lần so với con số hiện tại chúng ta ghi nhận.
Có người đã "tếu táo" rằng : mỗi người tắt bóng đèn đi 1h. Số tiền tiết kiệm được từ 1h không dùng điện đó, đem ra mua nến, bắn pháo hoa, tổ chức họp báo long trọng để kỷ niệm 1 giờ tắt đèn, cùng hàng loạt các hoạt động tôn vinh giờ Trái đất nữa. Sau khi kỷ niệm 1 h tiết kiệm điện ấy xong, mọi người tự hào rằng mình đã tiết kiệm được 1000 tiền điện và đã chi 2000 để tổ chức các hoạt động hưởng ứng 1000 tiền tiết kiệm đó
4.gif
.

Bây giờ đang là tháng 3, thời tiết chưa vào hè, còn mát mẻ, và việc vận động cho giờ trái đất cũng vào buổi tối, giờ mà hầu hết mọi người đã nghỉ làm việc, có thể chọn những địa điểm như bờ hồ, công viên, hay thậm chí ngay trước sân, trước ngõ nhà mình để gặp gỡ hàng xóm, bạn bè…nói chuyện đời thường, có khi qua 60 phút rồi mà ta vẫn không biết.
Nhiều người tỏ ra không tin tưởng vào hiệu quả của sự kiện này, vì một giờ tắt đèn, thực tế là người ta vẫn đốt nhiều thứ khác, và nhiều người chỉ tham gia vào sự kiện cho vui mà thôi, vì sau đó họ sẽ quên đi sự kiện này và trở lại cuộc sống bình thường và tiếp tục tiêu pha năng lượng một cách hoang phí, và vẫn tiếp tục gây nguy hại cho môi trường.

Những điều trên đúng là những mặt chưa tốt trong việc hưởng ứng Giờ Trái Đất ở Việt Nam. Tuy xét ngắn hạn thì thấy vậy, nhưng về dài hạn thì những hoạt động ồn ào, rầm rộ này có tác dụng tuyên truyền cho sự kiện này, để nhiều người biết và quan tâm hơn. Và khi ý thức của đa số người dân tốt hơn, thì mọi chuyện có thể sẽ tốt hơn. Nếu nghiêm túc nhìn nhận, thông điệp của sự kiện Giờ Trái Đất không phải là chỉ tắt điện trong một giờ, mà là hãy tắt điện bất cứ lúc nào không cần thiết, hoặc không có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt.

Đây là ý kíên cá nhân tôi suy nghĩ, nhận thấy và góp tiếng nói, vì 1 đầu ta tắt điện để tiết kiệm tiền, đầu còn lại lại đổ tiền ra cho những “ý tưởng” chẳng tiết kiệm tý nào thì thật là vô lý và phí phạm.
P/S: tôi biết sáng nay ngủ dậy viết bài này xong, với ý mong muốn tiết kiệm thực sự như giờ Trái đất kêu gọi, nhưng đến 20g30 tối nay, có thể rất nhiều nơi,có rất nhiều bạn trẻ đã và đang đi… thu mua nến!
Đây là quang cảnh một số nơi thực hiện đúng tinh thần giờ Trái đất hiệu quả :
220px-HaNoiGioTatDen28032009932.JPG
Một góc đường Hà Nội đến giờ Trái đất chỉ còn thấy ánh đèn xe tham gia giao thông, nhà cửa xung quanh đều đã tắt hết đèn điện.
Hồ Gươm trong giờ Trái đất
*
Một số hình ảnh đẹp hưởng ứng giờ Trái đất trên thế giới
Magdalena nằm ở bờ bắc của vùng Caribê.
Sân vận động Wembley, London, Anh.
Cầu treo trên sông Thames - biểu tượng của London, Anh.
Cầu cổng vàng - biểu tượng quốc tế của San Francisco, California, Hoa Kỳ.
Atomium - một tượng đài tại thành phố Brussels, Bỉ.
Tượng nhân sư, kim tự tháp Ai Cập.
Moscow - thủ đô nước Nga.
Riga - thủ đô và thành phố lớn nhất của Latvia.
Thượng Hải - Trung Quốc.
Wat Arun ("đền thờ của Dawn") ở Bangkok, Thái Lan.
- Đỗ Lê -
 

Nho_QueHuong

New member
tắt đien 1h ,mua chục cây lến về đốt hưởng ứng mất toi 7-10k ,1kw điện 1,5_2-5k , đốt lến gây hiệu úng nhà kính , khói thai ra hơi bị nhiều :p
 
Top