Mái ấm của những mảnh đời bất hạnh

Những trẻ mồ côi không nơi nương tựa và trẻ khuyết tật được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Làng trẻ em SOS Hải Phòng là minh chứng về sự quan tâm chăm lo của xã hội đối với những mảnh đời bất hạnh và mất mát.

Những số phận bất hạnh
Một đêm cách đây vài năm, những người bảo vệ Làng trẻ em SOS Hải Phòng nghe thấy tiếng khóc khản đặc của một đứa bé ở phía bờ mương cạnh Làng.


Lần theo tiếng khóc, mọi người chết lặng trước một hình hài sơ sinh chưa rụng rốn được quấn một cách sơ sài bằng mảnh tã lót, khắp mặt cháu kín nốt muỗi đốt. Cháu được các mẹ đưa về Làng chăm sóc, nuôi dưỡng.

Chị Ðỗ Thị Thắng là người trực tiếp nhận nuôi đã đặt tên bé là Ðỗ Thị Phương Anh.

Phương Anh giờ đã là một bé gái xinh xắn, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết bố mẹ cháu là ai.

Cũng như Phương Anh, Phúc bị cha mẹ đẻ bỏ lại ở một gốc cây ven đường khi biết con mình bị bệnh bại não. Hằng ngày, Phúc nằm trong nôi để các mẹ, các dì chăm sóc. Nhìn Phúc nằm bất động, chỉ biết ú ớ khi có người gọi tên ai cũng chạnh lòng.

Giám đốc Làng trẻ em SOS Ðỗ Tác Bé kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện về những hoàn cảnh đáng thương của các cháu khi anh đi xác minh hoàn cảnh gia đình để chính thức nhận các cháu về Làng.

Tất cả các cháu ở đây đều có hoàn cảnh rất éo le. Có cháu mất cả bố lẫn mẹ. Khi tới nơi thấy hai cháu sống với nhau trên chiếc thuyền chài, gia sản duy nhất của bố mẹ để lại sau chuyến đi biển. Cháu nhỏ chín tuổi, cháu lớn 11 tuổi (nằm ngoài đối tượng trẻ được tiếp nhận) nhưng thấy hoàn cảnh thương tâm, chúng tôi vẫn quyết định đem cháu về nuôi dưỡng.

Chị Hoàng Thị Thúy Hà, cán bộ Huyện ủy Kiến Thụy (Hải Phòng) xúc động kể: Có lần tôi đến thăm mái ấm tình thương của cô giáo Nhung ở Làng trẻ SOS, lòng tôi đau thắt khi được biết cháu bé bụ bẫm, xinh xắn đang ngồi trước mặt mình là đứa trẻ năm năm trước bị mẹ nhẫn tâm bỏ rơi, khi đưa về Làng chỉ còn thoi thóp thở. Cô Nhung đón cháu về, nhiều đêm thức trắng, bón cho cháu từng thìa sữa bằng tất cả tình thương yêu và tấm lòng nhân hậu của người mẹ, dù cô chưa một lần làm mẹ.

Những việc làm và hy sinh thầm lặng đó khiến tôi hiểu rằng, những người như cô Nhung, cô Bốn, cô Thắng và nhiều cô giáo khác trong Làng đã sống, học tập đúng với lương tâm của những nhà giáo.

Gia đình của yêu thương

Cũng như những làng trẻ em SOS khác trong cả nước, Làng trẻ em SOS Hải Phòng thực hiện ý tưởng trên cơ sở bốn nguyên tắc sư phạm là: "Bà mẹ - các anh chị em - ngôi nhà gia đình - làng".

Các bà mẹ trong Làng là những người phụ nữ nguyện chăm lo cho những đứa trẻ bất hạnh. Các mẹ là người trực tiếp ảnh hưởng đến thời thơ ấu và giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ. Mẹ sẽ đem lại cho trẻ tình yêu thương và sự an toàn.

Làng có 14 gia đình, mỗi gia đình từ 9 đến 11 cháu có một ngôi nhà riêng. Mỗi nhà có một phòng sinh hoạt chung; ba phòng trẻ và một phòng mẹ; khu vệ sinh và nhà bếp.

Một người mẹ bình thường chăm sóc một hai đứa con đã vất vả nhưng các mẹ ở đây phải chăm sóc cả một gia đình mà không khí lúc nào cũng ấm áp, tràn ngập tiếng cười yêu thương. 5 giờ sáng, mẹ đánh thức các con dậy, làm vệ sinh, cho ăn sáng rồi đưa đi học.

Ở nhà, mẹ chuẩn bị bữa trưa, trồng rau.

Làng là nơi hội tụ của nhiều số phận: trẻ thiếu bố mẹ đẻ tìm thấy tình yêu thương từ các mẹ nuôi; phụ nữ không chồng, không con tìm thấy sự bình yên khi chăm sóc những đứa con nuôi.

Mỗi người tự tìm thấy phần còn thiếu trong tâm hồn mình ở ngôi làng tràn ngập tình yêu thương và lòng nhân hậu.

Tại Làng, nhiều trẻ mồ côi không nơi nương tựa và trong số đó đã có nhiều cháu tiếp tục được học lên đại học.

Mẹ Nguyễn Thị Bốn không giấu nổi niềm tự hào khi khoe thành tích học tập của các con: Vũ Văn Tuyên đang học Ðại học (ÐH) Hải Phòng; Hoàng Mạnh Hà đang là sinh viên Trường ÐH Văn hóa Hà Nội; Ðỗ Văn Hiếu, từng đoạt giải nhất tác phẩm vẽ một người mẹ chở hai đứa con đi học dưới trời mưa tầm tã trong cuộc thi Vẽ tranh các làng trẻ SOS trên toàn thế giới - hiện cũng đang là sinh viên Trường ÐH Kiến trúc Hà Nội...

Dẫu trước mắt cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng các cô giáo tại Làng SOS Hải Phòng vẫn ngày đêm âm thầm chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em với một mong muốn cháy bỏng - mai đây các em sẽ là những người có ích cho xã hội.

Làng SOS Hải Phòng được thành lập hơn 10 năm.

Hiện, Làng đang chăm sóc, nuôi dưỡng 211 em mồ côi từ 19 tháng - 23 tuổi.

Trong đó, 18 cháu độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo; 143 em là học sinh phổ thông; 14 em là sinh viên các trường đại học, cao đẳng; 31 em học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; 15 em đã tốt nghiệp và có việc làm.

Năm học vừa qua, có 56 em đạt thành tích học tập khá, giỏi; một em đoạt giải ba kỳ thi học sinh giỏi môn sinh vật thành phố, 12 em được nhận học bổng...

:confused:
 

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Có những người bố người mẹ không hiểu họ nghĩ gì khi từ bỏ ngay chính giọt máu của mình. Rất may, trong xã hội này còn có những người tốt, những người như cô Nhung, cô Bốn, cô Thắng, những người mẹ trong làng trẻ.
 

cavoicoi

Member
Thật may mắn là chúng ta có những làng trẻ em, những người mẹ nuôi nhân hậu như vậy. Hi vọng Làng trẻ em SOS Hải Phòng sẽ ít gặp những hoàn cảnh như vậy hơn, theo nghĩa sẽ ngày càng có ít trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi...
 
Um`!! đÚng đó!! hOk aj mÚn như vậy kả!! hy vọng sẽ có nhju` ngươj` chung tay gjup' đỡ vj` 1 Haj? Phòng thân ju nÓi riêng và kủa kả thế gjoi' nói chung!!
 

traivinhbao2204

New member
Ở Hải Phòng cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước đều có những làng trẻ như vậy ... Vui vì nhiều số phận bất hạnh đã có mái ấm , được chở che trong tình yêu thương của các mẹ , các dì , và rất nhiều những tấm lòng nhân ái trong xã hội ! Tuy nhiên , ngoài kia , vẫn còn nhiều lắm những mảnh đời kém may mắn ... Chính vì vậy , chúng ta , mỗi người , hãy tùy theo khả năng của mình , góp một chút sức lực để sưởi ấm thêm cho các em !
Những làng trẻ Hoa Phượng , làng trẻ SOS , Trường trẻ em khiếm thị ... rồi những em nhỏ nhà nghèo hiếu học ... Cần lắm những tấm lòng nhân ái , cho các em thêm nghị lực để vượt lên chính hoàn cảnh, vượt lên chính mình trong cuộc sống này !
Các bạn , ai biết thêm những hoàn cảnh như vậy , hãy cung cấp những thông tin trên diễn đàn để mọi người được biết , để , biết đâu , qua cầu nối này , những mảnh đời ấy sẽ nhận được nhiều những tấm lòng ấm áp !
Cảm ơn các bạn !
 
Top