Miếu Bảo Hà - Xã Đồng Minh

HOANG CUONG

New member
Miếu - chùa Bảo Hà thuộc xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 35km theo quốc lộ 10. Miếu Bảo Hà còn gọi là miếu Ba Xã bởi xưa kia, nó là trung tâm tín ngưỡng chung cho cả 3 xã Linh Động, Hà Cầu và Mai Yên. Miếu Bảo Hà còn có tên là miếu Linh Lang. Người địa phương quen gọi là miếu Cả nhằm khẳng định vai trò đứng đầu của nó trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng.

images


Chân dung Nguyễn Công Huệ

Miếu Bảo Hà thờ hai vị có công với dân làng là Linh Lang và Nguyễn Công Huệ. Trước kia tượng Nguyễn Công Huệ thờ ở điện gần miếu Bảo Hà. Trong kháng chiến chống Pháp điện bị dỡ bỏ, nhân dân địa phương chuyển tượng vào miếu phối thờ.

Theo giáo sư Trần Quốc Vượng và ông Vũ Tuấn Sán trong cuốn 'Hà Nội nghìn xưa' thì Linh Lang là hoàng tử Hoàng Châu, con vua Lý Thái Tông, sinh ra ở trại Thủ Lệ (Cầu Giấy - Hà Nội), một vị tướng đã tham gia nhiều trận đánh quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt và đã anh dũng hy sinh. Sau hi hy sinh, ông được nhân dân nhiều nơi lập đền thờ, được triều đình phong kiến nhà Nguyễn sau này phong Thượng đẳng thần.

Về Nguyễn Công Huệ, theo truyền thuyết dân gian, thuở giặc Minh đô hộ nước ta (1407-1427), chúng đã bắt một số thanh niên trai tráng trong làng đi lao dịch và đưa sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Công Huệ. Sống trong cảnh xa xứ, nhưng Nguyễn Công Huệ là người có tấm lòng yêu nước, luôn đau đáu nhớ về quê hương, mong một ngày được trở lại. Trong những ngày lưu lạc trên đất khách quê người, với bao đắng cay và tủi nhục, ông đã học hỏi và trau dồi được một số nghề như: tạc tượng, sơn mài...để kiếm sống. Sau này, khi trở về quê hương, ông đem những nghề đã học được truyền lại cho dân làng, trong đó có nghề tạc tượng. Nguyễn Công Huệ được dân làng tôn là ông tổ của nghề tạc tượng Đồng Minh Vĩnh Bảo. Sau khi mất, để tưởng nhớ công ơn truyền nghề của Nguyễn Công Huệ, bà con trong làng đã góp công của xây dựng điện thờ Thánh sư.

images


Tiếp thu duy trì và phát huy những tinh hoa mà ông Tổ Nguyễn Công Huệ để lại, hậu duệ của ông cũng chẳng phụ công thầy. Dưới các vương triều phong kiến, các nghệ nhân như Tô Phú Vượng được phong danh hiệu “ Hoàng tín đại phu kỳ tài hầu”; nghệ nhân Tô Phú Luật được sắc phong “ Diệu Nghệ Bá”; Hoàng Đình Úc được ban chức “ Phụng thi tạc tượng cục, chuyên lưu ứng vụ, cục phó nam tước” tiếp tục làm rạng danh tên tuổi làng nghề Bảo Hà. Hiện nay truyền thuyết và các sắc phong đang được lưu giữ trong nhà thờ các dòng họ Tô, họ Hoàng để ghi nhận tài năng, tầm vóc quốc gia của những nghệ nhân Bảo Hà. Ngày nay khi nhắc đến Bảo Hà là nhắc đến những “bàn tay khắc gỗ nên vàng”, nghề điêu khắc của Bảo Hà đã trở nên nổi tiếng khắp nơi và trở thành nghề cổ truyền độc đáo trên quê hương Vĩnh Bảo – Hải Phòng.

Qua những biến thiên của thời gian và lịch sử, miếu Bảo Hà không còn nguyên vẹn mà chủ yếu là những giá trị về mặt kiến trúc còn tồn tại đến ngày nay mang đậm phong cách Nguyễn. Theo ghi chép trên xà nóc thì lần trùng tu gần đây nhất là vào năm 1989. Kiến trúc trước đây theo kiểu tiền nhất hậu đinh gồm 3 toà nhà, toà ngoài gọi là tiền đường (hay cung nhất) năm gian, toà trong gọi là đại bái (hay cung nhì) cũng 5 gian và hậu cung là 2 gian chuôi vồ phía sau. Nhưng trong kháng chiến chống Pháp đã mất đi toà tiền đường và một số đồ tế tự. Kiến trúc hiện đại của miếu theo kiểu chữ đinh (J), miếu quay về hướng tây nam, mái lợp ngói mũi hài, hồi đối xây tường gạch theo kiểu bổ trụ, giật tam cấp tạo cho toà nhà có vẻ vững chắc. Nghệ thuật trang trí ở đây rất tỷ mỉ, công phu, thể hiện chủ yếu ở các rường, đấu, kẻ bẩy, y môn. Ngoài ra, ở bảy hiên phía trước toà tiền đường hai mặt khắc nổi hình rồng, hoa lá cách điệu.

Miếu Bảo Hà là di tích có nhiều di vật tiêu biểu cho từng thời kỳ lịch sử của dân tộc, đặc biệt là hệ thống tượng bố trí như một triều đình thu nhỏ gồm vua, quan tứ trụ, cung nữ và gia nô phục dịch. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và các phường thợ điêu khắc. Hiện nay miếu Bảo Hà còn giữ được 4 đạo sắc phong vào các thời Cảnh Thịnh (1796), Tự Đức (1850), Duy Tân (1910) và Khải Định phong cho Linh Lang là Thượng đẳng thần.

LTS: bài viết trên là góp nhặt sưu tầm nhiều nguồn khác nhau
 
Sửa lần cuối:

sonwonder

.:: Bộ Đội Cụ Hồ ::.
rất hay và ý nghĩa.4r cần nhiều bài viết như thế này hơn.mọi người hãy hướng về quê hương nào
 

silence

New member
Tớ cũng thích những bài viết như thế này...Thanks nhiều nhiều nhé! Mọi người hãy post những bài về làng xã mình đi...
 

HOANG CUONG

New member
Rất mong các bạn trong 4r sưu tầm hoặc tự viết các bài viết về Đất (di tích lịch sử văn hóa, sản vật ... ) và Người (danh nhân, doanh nhân...) Vĩnh Bảo nhằm:
+ Tạo nguồn thông tin cho các bạn trẻ khác chưa biết về quê hương mình, thêm tự hào về mảnh đất quê hương
+ Góp phần quảng bá thu hút du khách đến Vĩnh Bảo góp phần phát triển quê hương.

Có một câu chuyện rất buồn thế này:
Cách đây hơn mười năm, cô giáo có kể cho tôi câu chuyện thế này trên tôi một khóa có một đội tuyển của trường PTTH Vĩnh Bảo có tham gia giao lưu với một trường của PTTH ở Thái Bình (tương tự chương trình Bảy sắc cầu vồng - bây giờ là Đường lên đỉnh Olympia) khi chị Tạ Bích Loan đưa ra câu hỏi Ai là tác giả của những câu thơ này:

Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết tiền hết rượu hết ông tôi​

Học sinh của PTTH Vĩnh Bảo trả lời đó là của Tú Xương ; trong khi trường bạn trả lời đúng là bài Thói đời của danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ở đây buồn nhất là các học sinh ưu tú của ta lại không hiểu rõ về Đất và Người quê hương Vĩnh Bảo bằng các học sinh tỉnh bạn.
 
Top