ngày cá tháng 4

911

Super Moderator
Những người hay đùa và hài hước tại nhiều nước giờ đây đang háo hức chuẩn bị các “chiêu” để đánh lừa bạn bè và người thân vào ngày Cá tháng Tư (1/4). Nhưng không ai biết chính xác truyền thống này có từ khi nào, tại sao và ở đâu.


Những trò nói dối vui vẻ có vẻ như trùng với thời điểm mùa xuân đến từ thời La Mã cổ đại và người Xen-tơ, vốn có truyền thống mừng ngày hội gây bất hòa. Những ghi chép đầu tiên về ngày Cá tháng Tư xuất hiện tại châu Âu trong thời Trung Cổ (khoảng năm 1.100-400 sau Công nguyên).

Có vài dấu vết về ngày Cá tháng Tư trong thần thoại La Mã, đặc biệt là câu chuyện về Nữ thần Ceres mùa màng và con gái bà, nàng Proserpina.

Theo thần thoại La Mã, thần cai quản địa ngục Pluto đã bắt cóc nàng Proserpina và đưa nàng tới sống cùng ông ở địa ngục. Cô gái đã gọi mẹ nhưng nữ thần Ceres chỉ nghe thấy âm vang giọng nói của con gái và đi tìm kiếm cô trong tuyệt vọng.

Những cuộc tìm kiếm vô vọng đó, hay các cuộc rượt đuổi ngỗng trời, đã trở thành chuyện cười phổ biến tại châu Âu trong các thế kỷ trước.

Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc ngày Cá tháng Tư xuất phát từ việc chuyển đổi lịch Julian cũ sang lịch Gregorian - hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1582) đưa ra vào cuối thế kỷ 16 và cũng là hệ thống lịch mà thế giới ngày nay vẫn dùng.

Theo lịch Julian, năm mới được tổ chức trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4 nhưng theo lịch Gregorian, năm mới đến vào ngày 1/1. Những người không được thông báo về sự thay đổi này, hoặc kiên quyết giữ truyền thống cũ, thường bị chế giễu. Từ đó nảy sinh những câu chuyện cười nhằm vào họ vào thời điểm năm mới theo lịch cũ.

Tại Pháp, những người hay đùa thường dính cá vào những người theo truyền thống cũ, nên mới có tên gọi là “Poisson d'Avril” hay Cá tháng Tư. Nhưng giả thuyết này cũng không lý giải được tại sao ngày hội nói dối lại lan sang nhiều nước khác ở châu Âu vốn không sử dụng lịch Gregorian cho tới tận sau này.

Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April “Gowks” - tên khác của một loài chim cúc cu. Nguồn gốc của tấm biển “Đá tôi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland.

Những năm gần đây, các đài phát thanh, chương trình truyền hình và các trang web trên khắp thế giới thường nói đùa bạn đọc và người nghe vào ngày Cá tháng Tư. Một trong những lời nói dối nổi tiếng nhất là năm 1957 khi đài BBC của Anh phát bộ phim tài liệu về mùa thu hoạch mì ống thường niên tại Thụy Sỹ. Phim quay cảnh một gia đình đang lượm những sợi mì từ “các cây mì spaghetti”. Món mì Italia rất được ưa chuộng tại Anh thời điểm đó và nhiều người Anh đã "ngây thơ" tin vào trò lừa của BBC tới nỗi họ muốn tìm hiểu xem làm thế nào để có thể tự trồng được các cây spaghetti!

Vào ngày Cá tháng Tư năm 2007, công cụ tìm kiếm trên internet Google đã thông báo cung cấp dịch vụ mới Gmail Paper, nơi người sử dụng dịch vụ thư miễn phí có thể lưu giữ email vào kho lưu trữ giấy mà Google sẽ in ra và rồi gửi cho họ miễn phí. Năm 2008, Google đã mời mọi người tham gia dự án thám hiểm sao Hoả.

Vì thế, khi lướt web hoặc xem tivi hôm nay, bạn hãy cảnh giác về những gì nhìn thấy và đọc được, nếu không bạn có thể bị mắc lừa trong ngày Cá tháng Tư.
 

NiceDream

Active member
Ồ, em cũng vẫn luôn tò mò về lịch sử của ngày này. Đây là một ngày khá thú vị đấy chứ! Hôm nay đã ai được ăn cá chưa nhỉ?
 

only_you

Member
hô hô hum nay có mấy đứa pạn e pị e cắm tai lu`a zujjjjjj wa' kòn a chj có chiến tick j` đag kể 0 post cho mọi ng` coi chắc hài lém đây
hahaha
 

911

Super Moderator
ha ha ,thì cái vụ em nói là em đi Ninh Thuận đó,bác không nhớ là em còn rủ bác đi cùng đó sao

nếu nói thế thì chú còn bị anh lừa nhiều hơn chú. hahaha.
anh đâu có đi ăn sáng. bắt chú dợi cả 30p hahah. tại anh phải cho cháu nó uống sữa :X:X:X. khổ thế cơ đấy.
 

only_you

Member
thoy giờ bô' mẹ e đag ngủ trua kô đ.c phát ra âm thanh mà chị nhà đâu sao để a cu.c thế nấu cơm, cho kon pu'... rôi` chắc a kiêm cả quyét nhà, giặt giũ, ......... lun hả chị nhà suớg nhỉ rảnh tay làm chân thủ quỹ hjzzzzzzzz
 

NiceDream

Active member
Hihi Only nói chuẩn luôn, chị cũng đoán là anh Chieu kiêm kết mấy việc đó. Chắc là định giành lấy mấy chữ anh hùng trung hậu đảm đang của chị em mình hay sao ấy?
 
Sửa lần cuối:

911

Super Moderator
thoy giờ bô' mẹ e đag ngủ trua kô đ.c phát ra âm thanh mà chị nhà đâu sao để a cu.c thế nấu cơm, cho kon pu'... rôi` chắc a kiêm cả quyét nhà, giặt giũ, ......... lun hả chị nhà suớg nhỉ rảnh tay làm chân thủ quỹ hjzzzzzzzz

vợ anh đi làm nuôi cả gia đình. anh ko làm ăn dc j , chỉ biết làm thế giúp gd thôi :confused::X.
đọc cái này cho vui chút nào
Có 4 anh chàng chết xuống âm phủ , bị liệt vào tội ngoại tình.Diêm Vương gọi: _Ai đã ngoại tình với cô em vợ? Chàng thứ nhất bước ra , quỷ sứ dẫn vào phòng cắt lưỡi Ngài gọi tiếp: _Ai đã ngoại tình với người bạn vợ? Chàng thứ hai bước ra ,quỷ sứ dẫ vào phòng móc họng Ngài gọi tiếp: _Ai đã ngoại tình với chị vợ? Chàng thứ 3 bước ra, quỷ sứ dẫn vào thẻo mũi Còn mình chàng thứ tư,đứng đắn đo,Diêm Vương hỏi: _Còn ngươi đứng đây làm gì? Chàng kia run rẩy bảo: _Con phạm hết 3 tội ạ!con không biết đứng đâu Diêm vương nghĩ 1 hồi rồi bảo: _Mày lên đây ngồi với tao nè



thêm 1 chút về ngày 1-4 nào
Chị Huệ, một nhân viên văn phòng, kể câu chuyện cười như mếu của mình trong một ngày cá tháng tư trước. Trưa hôm đó đi làm về, chị về nhận được tin nhắn của chồng và con gái lớn đang học tại một trường cấp 3 là cả hai bố con đều không về ăn cơm trưa.

Đang lúi húi cho quần áo vào máy giặt thì chị nhận được điện thoại của cô bạn thân bảo rằng vừa thấy chồng chị đèo một cô gái rất trẻ đi vào nhà nghỉ ở đường Phạm Văn Đồng. Người bạn khẳng định nhìn đúng là biển số của con xe Lead nhà chị.

Chị run lẩy bẩy đánh rơi cả điện thoại, bỏ cả nồi cơm đang sôi dở, con cá đang nhảy trong thau nước, chị tức tốc lao đến nhà nghỉ theo thông tin cô bạn thân "mật thám" cung cấp.


Chị khóc ngon lành trong ngày Cá tháng 4 dù biết đó chỉ là trò đùa. Ảnh minh hoạ (nguồn Internet)




Gạt cả nhân viên nhà nghỉ đang cản, chị Huệ lao thẳng vào phòng và tá hoả khi thấy chồng và con gái đang rũ rượi cười như “địa chủ được mùa ngô”.

"Nạn nhân" của 2 bố con khóc ngon lành trong ngày Cá tháng tư, dù biết là đùa nhưng tối ấy chị đã cho cả 2 bố con nhịn cơm tối cho hả giận.



Những “ông ngư” láu cá



Anh họ tôi còn nhớ mãi câu chuyện Cá tháng tư những năm anh đang là sinh viên Trường ĐH Xây dựng. Khi ấy chưa thịnh hành dịch vụ ATM như bây giờ nên tiền gửi từ quê lên “tiếp tế” cho sinh viên đều qua đường bưu điện. Mỗi khi nhận được giấy thông báo của bưu điện, các chàng sinh viên lại hí hửng ra nhận tiền.



Anh tôi vốn là một kẻ nghịch ngợm, luôn đầu têu mọi trò oái ăm trong lớp. Hồi ấy ngày Cá tháng tư cũng chưa phổ biến như bây giờ. Nhận được 1 phiếu thông báo của bưu điện, anh đem phô tô thành nhiều bản sau đó điền tên những “con cá” vào các tờ.

Sáng sớm hôm sau anh đến lớp thật sớm đem số phiếu ấy nhét vào hòm thư của văn phòng khoa. Sau tiết hai anh chàng lớp trưởng trở về hí hửng vì lớp hôm nay nhận được rất nhiều giấy từ bưu điện.

Anh họ tôi kể: "Những thằng có giấy nhận tiền hoan hỉ ầm ĩ cả lớp. “May thế, đang lúc hết tiền, thầy u tiếp tế đúng lúc quá”. Còn nhiều “cá” lại cảnh giác: “Ủa sao bố tao vừa gửi tiền tuần trước mà?”.

Anh họ tôi vỗ vai bảo: “Chắc đợt này ôn thi căng thẳng quá, thầy u cho thêm tiền để mày bồi bổ ấy mà”.







Theo sáng kiến của lớp trưởng, những cậu nào được nhận phiếu nhận tiền ở quê gửi thì hôm nay khao cả lớp một chầu. Sau trận chè chén bét nhè, sáng mai cả lớp được phen náo loạn. Những "nạn nhân" chửi bới la hét ỏm tỏi về việc “thằng láu cá nào” đã làm ê mặt mình tại bưu điện, suýt nữa nhân viên bưu điện gọi cho công an vì tội "lừa đảo tập thể".

Đến bây giờ, mỗi lần nhắc lại chuyện đó, anh họ tôi vẫn không nín được cười.



Các trò như tai nạn, đau ốm…được giới trẻ xem là “chiêu đã cũ” trong ngày Cá tháng tư. Thanh Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, năm ngoái cậu bị học lại mất mấy môn do nghỉ quá số buổi. Cậu nhắn tin cho một cô bạn: “Hà ơi, tao chán quá đang đứng ở cầu Long Biên”.

Cô bạn của Hùng xanh mét mặt mày tức tốc gọi điện nhưng Hùng cố tình không nhấc máy. Hoảng quá, cô bạn vừa gọi điện thông báo cho mọi người, mặt khác nhắn tin cho Hùng: “Mày ơi chuyện đâu còn có đó, cứ tìm cách giải quyết, mày đừng nghĩ quẩn!”.

Những người thân tức tốc gọi điện, phi xe máy ra cầu Long Biên thì thấy Hùng cười ngặt nghẽo: “Có gì đâu, trời hôm nay hơi nóng đang ra cầu hóng gió tí cho mát ấy mà”. Mọi người ấm ức nhưng cũng phải phì cười vì nhận ra đó là ngày cả thế giới được phép nói dối.



Trung Kiên (ĐH KHXH & NV) lại nhận được một kỉ niệm rất đẹp từ ngày 1/4. Sau này mỗi lần nhắc lại, cậu vẫn gọi nó là “ngày cá sấu nói thật”. Cậu nhận được bức thư tỏ tình từ cô bạn gái học cùng lớp trong sự ngỡ ngàng của hội bạn thân và của chính mình. Dù bạn bè kháo nhau: “Nó đùa mày đấy, hôm nay ngày Cá mà”.

Nhưng sau khi đọc bức thư, Kiên vẫn có niềm tin đó là một bức thư chân thật hiếm có mà mình nhận được trong đời.



Bức thư mở đầu với lời tâm sự: “Tất nhiên cậu có thể nghĩ bức thư này là một trò đùa, ngày hôm nay là ngày để mọi người đùa vui mà... Nhưng, hơn bốn năm đại học qua, tớ đã dối cậu rất nhiều. Cậu có tin tớ đã nói thật không? Tớ nói dối cậu biết bao lần, tớ vờ ngủ quên không chép bài để có cớ qua nhà cậu mượn vở, tớ giả vờ quay ngoắt đi mỗi khi cậu nhìn, giả vờ phớt lờ khi hội con gái lớp mình bàn tán về cú đánh đầu của cậu trong trận bóng. Tớ thích mặc áo phông, quần jean chứ không phải váy hoa, giày cao… như tớ đã thể hiện nữ tính trước cậu".

Và bức thư tình kết thúc: “Nói thật trong ngày cả thế giới nói dối - cậu dám tin không?”. Điều đặc biệt là nó được gửi đi đúng ngày 1/4. Kiên tâm sự: “Dù không có tình cảm với bạn gái ấy và bây giờ người ta đã có đối tượng khác nhưng đó lại là một kỉ niệm đẹp đối với mình”.



Ngày nói dối vui vẻ








Mặc dù du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng ngày này nhanh chóng được các bạn trẻ hưởng ứng vì tính chất vui đùa và hóm hỉnh. “Sau cả năm có 364 ngày mệt mỏi vì học hành, công việc thì có một ngày Cá tháng tư dành cho những lời nói dối vui vẻ, ngọt ngào là điều rất quý giá” – Ngọc Oanh một bạn trẻ 19 tuổi đã chia sẻ trên blog của mình.
 
Sửa lần cuối:
Top