[tin tức VB] Hoà Bình tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

taodo

Trùm quậy phá VBC
Hoà Bình tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp nông thôn



Chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng và phát triển thuỷ sản giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo đã được Đảng uỷ xã Hoà Bình ban hành và triển khai từ năm 2006 và hiện tiếp tục được đưa vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp của xã. Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của địa phương, xã đề ra mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị trên 1 ha canh tác, từ đó xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu, đó là qui vùng sản xuất tập trung, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao; chỉ đạo nâng cấp hệ thống giao thông, thuỷ lợi phục vụ phát triển sản xuất chăn nuôi, thuỷ sản theo hướng công nghiệp; cơ cấu giống lúa đảm bảo năng suất, chất lượng và an ninh lương thực. Từ việc xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm chủ yếu trên, Hoà Bình triển khai thực hiện qui hoạch vùng phát triển thủy sản trên diện tích 60ha với 13 hộ nhận thầu, chuyển 20ha diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang lập trang trại vừa và nhỏ, trong đó có 1 hộ nhận thầu 7ha và 10 hộ nhận thầu 13ha. Qui hoạch vùng phát triển cây trồng tập trung, diện tích 30ha thuộc đất 95% của nhân dân cấy 1 năm 2 vụ lúa sang trồng 1 vụ lúa, 1 vụ thuốc lào, đồng thời qui hoạch 3ha sang khảo nghiệm các giống lúa mới, lúa tiến bộ.

Do nhận thức và quyết tâm cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã, 5 năm qua, Hoà bình đã có bước phát triển khá toàn diện trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kể cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nếu như năm 2006, xã mới có 75ha thuốc lào thì đến năm 2010 đã tăng lên 140ha, sản lượng và giá trị sản phẩm tương đương với hơn 400ha lúa trong vụ xuân. Đáng chú ý, là xã có diện tích canh tác khá lớn-gần 600 ha nên việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc cơ cấu trà và các giống lúa là hết sức quan trọng. Từ vùng chuyên khảo nghiệm các giống lúa diện tích 3ha làm cơ sở cho việc sàng lọc, lựa chọn các giống lúa có thể đưa ra gieo cấy ở diện đại trà, Hoà Bình đã có đủ căn cứ để lựa chọn các giống lúa có tiềm năng năng suất cao, phù hợp với điều kiện nông hoá-thổ nhưỡng của địa phương, đưa vào gieo cấy đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây cũng là điều kiện góp phần để địa phương luôn nằm trong tốp đầu đạt năng suất lúa cao toàn huyện những năm qua. Đối với nuôi thả thuỷ sản, Hoà Bình có 60ha bãi bồi ngoài đê quốc gia với 17 hộ nhận thầu khoán nuôi thả theo phương thức chủ yếu là quảng canh, thu nguồn tự nhiên và nuôi tôm công nghiệp. Năm 2008, được thành phố phê duyệt cải tạo, nâng cấp 25ha làm bờ bao, nạo vét kênh thoát, xây cống tiêu thoát kinh phí đầu tư hơn 1 tỷ đồng, đã có nhiều hộ đầu tư nuôi cá nước lợ có giá trị kinh tế cao và nuôi tôm công nghiệp. Nếu như năm 2007, diện tích nuôi tôm công nghiệp mới là 1,5ha thì 2 năm sau, diện tích này đã tăng gấp đôi. Và đến năm 2010 đã có thêm 1 vùng nuôi tôm công nghiệp qui mô diện tích 3ha, giá trị đầu tư gần 2 tỷ đồng. Đến nay, các hộ thực hiện nuôi tôm cho doanh thu khá lớn, tổng sản lượng 1 vụ từ 30-35 tấn. Ngoài ra còn có 25 trang trại vừa và nhỏ kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và thu tự nhiên, trừ chi phí, cho thu lãi từ 200 đến 300 triệu đồng/hộ.

Những kết quả trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Hoà Bình mới chỉ là bước đầu vì theo đồng chí Hoàng Hữu Thủ-Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã thì trong quá trình chuyển đổi đất 95% của hộ nông dân còn có những khó khăn, chưa có cơ chế chuyển nhượng giữa nông dân với doanh nghiệp. Các hộ gia đình còn thiếu vốn để phát triển sản xuất. Tập quán sản xuất và một số khâu dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp còn có những vấn đề chưa phù hợp, việc chỉ đạo, điều hành còn nhiều bất cập, chưa tự chủ vươn lên để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương
 
Top