UBND huyện Vĩnh Bảo tổ chức Lễ khai giảng 10 lớp đào tạo nghề

taodo

Trùm quậy phá VBC
IMG_0227.JPG

Sáng 15/11, tại làng nghề Bảo Hà (xã Đồng Minh), Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức Lễ khai giảng 10 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Về dự có các đồng chí Nguyễn Tiến Dũng-Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, đồng chí Hoàng Văn Kể- Thành uỷ viên-Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố-Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của thành phố. Ở huyện có đồng chí Nguyễn Văn Lợi-Phó bí thư thường trực huyện uỷ-Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện-Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của huyện, đồng chí Đặng Văn Chúc-Uỷ viên Ban thường vụ huyện uỷ-Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, các đồng chí là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của huyện, chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, đại biểu các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Cùng dự còn có các giáo viên và 350 học viên của 10 lớp nghề.
10 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn được khai giảng trong dịp này ở huyện nhà tập trung vào 6 ngành, gồm: may công nghiệp, điêu khắc gỗ, sơn mài, trồng hoa cây cảnh, dệt chiếu cói và trồng cây vụ đông, trồng nấm. Mỗi lớp học kéo dài trong 3 tháng.
Đánh trống khai giảng 10 lớp học và đọc diễn văn khai giảng, đồng chí Nguyễn Văn Lợi-Phó Bí thư thường trực huyện uỷ-Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện-Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của huyện nêu rõ: Những năm qua, huyện nhà luôn quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xác định đây là nhiệm vị trọng tâm trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, Quyết định số 1956 của TTCP như một luồng gió mới giúp cho nông dân được tiếp cận chính sách mới về dạy nghề. Đây cũng là cơ hội cho việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, xây dựng nông thôn mới; giúp cho nông thôn cả nước nói chung và Vĩnh Bảo nói riêng chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Với ý nghĩa đó, đồng chí Phó Bí thư thường trực huyện uỷ-Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu Trung tâm dạy nghề huyện, các cơ sở dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, các nghệ nhân và cán bộ, giáo viên, tích cực cải tiến qui trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, đảm bảo cho các học viên các điều kiện học tập tốt nhất để sau khi tốt nghiệp có tay nghề vững vàng, có cơ hội việc làm ngay, có thu nhập, cải thiện cuộc sống. Cùng với đó, đ/c cũng yêu cầu các học viên phải có tinh thần học tập chăm chỉ, tập trung tiếp thu các kiến thức được truyền đạt để nâng cao tay nghề.
Phát biểu tại buổi Lễ khai giảng, đồng chí Hoàng Văn Kể-Thành uỷ viên-Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố nhấn mạnh: Quyết định số 1956 của TTCP về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta, mang ý nghĩa xã hội, kinh tế, chính trị và nhân văn sâu sắc. Là một chủ trương có qui mô quốc gia lần đầu tiên dành cho nông thôn, nông nghiệp, nông dân-đối tượng chính làm ra của cải vật chất cho xã hội, quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đưa nông thôn Việt Nam phát triển nhanh, bền vững.
Huyện Vĩnh bảo với vai trò là đơn vị thực hiện điểm Quyết định 1956 của thành phố, thì đây vừa là niềm vinh dự song cũng đặt ra cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng. Đồng chí Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các lớp học; tiếp tục tuyên truyền vận động những lao động trong độ tuổi tham gia các khoá học nghề, không chỉ có thêm thu nhập mà còn góp phần vào việc duy trì ngành nghề truyền thống địa phương; cần mời các nghệ nhân giỏi nhất, đội ngũ cán bộ, giáo viên tốt nhất để truyền nghề, dạy nghề, hướng dẫn nghề, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động để các học viên sau khi tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu tay nghề cao, có cơ hội được tuyển dụng vào làm tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và làm ra những sản phẩm chất lượng có kỹ, mỹ thuật cao, giúp ổn định cuộc sống cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa của Quyết định 1956
 
Top