Đình Nhân Mục

hp_style

Active member
article4821.jpg



Đình Nhân Mục thuộc xã Nhân Hoà huyện Vĩnh Bảo cách trung tâm thành phố Hải Phòng 40km theo quốc lộ 10, thờ Quí Minh đại vương - một trong những vị tướng dưới triều Hùng Duệ Vương.

Đình Nhân Mục là ngôi đình khá bề thế, được xây dựng từ thế kỷ XVII. Trước mặt là sân đình rất rộng, có một cái hồ nhỏ để diễn rối nước trong các ngày lễ hội. Mái đình không cao lắm nhưng các đầu đao cong vút, trên đó là hình các con nghê hình thù rất dữ tợn. Đình quay sang hướng Đông Nam, bố cục theo kiểu chữ công gồm năm gian tiền đường, ba gian hậu cung và một gian ống muỗng. Kiến trúc đình dựa trên hệ thống vì, kèo, chồng, rường và đặc biệt là hàng cột lim to, tạo cho ngôi đình có dáng vẻ bề thế và vững chãi. Cột lớn (cột cái) có đường kính xấp xỉ 0,7m; cao 4,2m; vốn là những cây cổ thụ trong cánh rừng đại ngàn đã mất dạng từ lâu. Đình lợp ngói mũi hài đã phủ rêu mốc, có một hậu cung dài 9m; rộng 4m được nối với tiền đường bằng ống muỗng. Mái đao đình Nhân Mục là sự tiếp tục của 'bờ xối' kết hợp với 'mái tàu', người nghệ sĩ tạo nên mái cong vút như bàn tay của thôn nữ trong động tác múa đèn. Đầu đao trang trí hình con rồng vút lên, những tay rồng vươn dài trong tư thế 'phun châu, nhả ngọc' trước chim Phượng Hoàng với vũ điệu uyển chuyển, say sưa.

Đình Nhân Mục có bộ khung sườn bằng gỗ tứ thiết, được liên kết bằng vì kèo, xà với kỹ thuật sàm mộng. Vì kèo là sự phát triển ở đỉnh cao của kiến trúc dân dã 'thượng rường hạ bẩy', 'giá chiêng chồng rường'... Trên các vì, kèo, hoành, câu đầu...đều chạm trổ hoa lá cách điệu. Đặc biệt trên bức cốn rộng hình chữ nhật có bức chạm nổi một con rồng uốn lượn trong mây. Dưới máu đình là các bức chạm khắc trang trí tinh xảo, sống động. Nội thất đình ẩn chứa cả một khung cảnh lộng lẫy vàng son của đồ thờ, hoành phi, câu đối, cửa võng, đại tự, tượng thánh thần...đặc biệt có nhiều cổ vật quí như kiệu bát cống thế kỷ XVIII; nghê gốm, đao rồng bằng đất nung mang phong cách nghệ thuật thể kỷ XVIIIII

Đình Nhân Mục không chỉ là nơi lưu giữ, bảo tồn những di vật nghệ thuật quí mà còn là trung tâm bảo lưu những sinh hoạt văn hoá cổ truyền tốt đẹp của dân tộc. Đến với hội đình, trong tiếng trống rộn ràng, tấm mành trúc thuỷ đình (tức sân khấu rối nước) hé mở, xuất hiện một con rối bằng gỗ lớn đó là chú bé bốn, năm tuổi, đôi mắt đầy vẻ tinh nghịch, nét mặt tươi cười, một chiếc áo nẹp không tay, không cài để hở cái bụng quả dưa, rồi cất tiếng hát. Hát xong, chú tiến lại bánh pháo treo trên một cây sào cắm giữa hồ và châm lửa. Pháo nổ ran mặt nước và ban đồng ca cất tiếng hát báo hiệu sắp kéo cờ. Những là cờ nổi lên từ mặt nước tung bay trước gió trong tiếng reo hò, tiếng trống rộn ràng của Hội đình Nhân Mục.

Đình Nhân Mục còn lưu giữ được khá nhiều bản sắc phong của các triều đại sắc phong cho Quí Minh Đại Vương là thành hoàng của làng Nhân Mục. Đình không những là nơi tôn thờ vị thành hoàng mà còn là nơi diễn ra các lễ hội của nhân dân địa phương. Ngày hội diễn ra từ mồng 10 đến hết ngày 22 tháng 3 âm lịch, trùng với lễ hội giỗ tổ Hùng Vương. Đình được Bộ Văn hoá thông tin quyết định công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 12 tháng 12 năm 1994./.
 
Sửa lần cuối:

sonwonder

.:: Bộ Đội Cụ Hồ ::.
bài viết rất hay và ý nghĩa nhưng cho mọi người xin 500 hình ảnh với.mình chẳng biết cái này như thế nào cả
 
Top