Bệnh thể hiện.

anhnongdan

New member
Lại nói chuyện về vấn đề anh em và bạn bè, về những mối quan hệ với những người ở xung quanh. Và sự thực thì đối với mình, bạn có nhiều loại bạn và người có nhiều kiểu người. Những người để có thể coi là bạn thực sự chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Và những người để có thể coi là anh em đúng nghĩa, lại chỉ có thể đếm được trên đốt của một ngón tay. Không phải hôm nay anh đi với tôi, mời tôi ăn uống, rủ tôi đi chơi thì có nghĩa tôi sẽ xem anh là bạn. Và không phải cứ gọi tôi bằng anh, xưng hô tiếng em, nói chuyện lễ phép, tỏ vẻ ngoan ngoãn là có nghĩa chúng ta là anh em… Điều đó với tôi chẳng nói lên điều gì cả - ngoài hai chữ Xã Giao. Tuy nhiên trên thực tế “có những người” lại vẫn cứ đang mờ mờ ảo ảo và không rõ ràng trong cái vấn đề này…

Ví dụ về một câu chuyện, có một anh bạn tuổi vừa mới lớn. Cái độ tuổi mà người ta thường nói là chưa trưởng thành và vẫn còn húng lắm. Sinh ra trong một gia đình giàu có, thân là con một nên được chiều chuộng đủ điều. Anh quan hệ khá rộng và rất biết cách chọn bạn để mà chơi. Bạn bè của anh toàn những người không tiếng tăm thì cũng là có “vai vế” trong xã hội. Anh khoe quen toàn những Hot Girl nọ rồi đến Trai Chảnh kia. Nào là em gái thân, nào là anh em tốt… Đi trên đường thỉnh thoảng thấy một anh “bộ đội già” anh lại chạy ra chào và vội vàng tự giải thích rằng đấy là ông chú, là ông bác chơi thân gia đình anh… Những điều đó gợi cho người đối diện một sự suy nghĩ khá ấn tượng và cảm thấy phải nể phục với “sự quan hệ” mà anh thường nhắc tới. Nể lắm !

Anh ra đời chơi và kết thân được một số người. Hàng ngày anh đi cùng với họ, có anh có em anh cảm thấy như tự tin hơn hẳn. Có những mối tư thù mà trước kia khi chỉ có một mình anh phải im lặng và ngậm đắng nuốt cay để cho qua chuyện. Nhưng từ khi có “các anh” đi cùng, anh đã trở nên như “bản lĩnh” hơn, như mạnh mẽ hơn. Anh tìm và gặp họ, vịn vào những cái lỗi hết sức vô cớ để cà khịa, để bắt lỗi và thẳng tay đánh đấm họ. Họ sợ, họ đứng im. Anh cười, anh sung sướng. Nhưng có lẽ anh cũng thừa biết là họ nào có sợ anh, chỉ là họ sợ “mấy thằng anh” đang đứng ở xung quanh anh mà thôi…

Ngựa non vốn háu đá, đè được một lần là lại muốn đè tiếp. Thân làm em út nhưng anh lại luôn muốn được sống như đại ca. Vào nơi quán xá anh hò hét, kêu la, quát mắng nhân viên nhà người ta như thể cha chú của họ vậy. Cứ như thế đến một ngày, anh lại bắt lỗi chửi bới một nhân viên nhà nọ chỉ vì cái tội “ăn nói trống không” với mình ( Trong khi đó anh mới bước qua cái tuổi vị thành niên được có mấy ngày ) Nhân viên nhà kia tỏ vẻ thắc mắc liền bị anh rút “đồ chơi” ra dọa. Gặp đúng thằng cũng có máu điên nó vác được con dao chạy vào đòi xiên nên anh đành bỏ chạy. Chui vào trong nhà đứng “trú mưa” và âm thầm gọi người đến cứu viện…

Khi biết chuyện, có một vài “anh” tỏ vẻ muốn “giúp đỡ” nhưng đều bị tôi ngăn lại. Bởi vì tôi nghĩ, người ta bênh cái lẽ phải chứ không ai đi chạy theo cái thằng sai. Dạy làm sao để anh ta lớn lên chứ không phải dạy anh ta cái thói thể hiện. Nhưng có điều là hình như anh không nghĩ thế, anh không thừa nhận rằng mình sai, anh vẫn cho là anh đúng, là anh không bao giờ hối hận với những gì anh đã làm. Anh quay sang trách móc những người xung quanh, những người mà anh cho là bạn, là anh em rằng thế nọ thế kia, rằng sao không bênh vực anh, rằng họ khéo, rằng họ phô đủ kiểu này nọ… Trong khi đó những “ông bác, ông chú” gấu mèo hổ báo mà anh hay khoe đang ở đâu sao anh không gọi ra cho đủ bộ. Hay là khi nhắc đến người ta lại bảo “chẳng biết anh là ai”…

Thôi có nói nhiều cũng chỉ đến thế mà thôi. Hôm nay rảnh rỗi lên mạng đọc được ba câu chuyện từ blog một người bạn. Thấy nó đầy sự triết lý và rất đáng để nghĩ suy, đọc được mà hiểu được là cái tốt, còn không hiểu thì thôi ta cứ mặc kệ đời vậy.

Bài học 1:

Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:

- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?

- Tất nhiên, tại sao lại không. - Quạ nói.

Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện,
vồ lấy Thỏ và ăn thịt.

Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.

Bài học 2:

Gà tây nói với Bò tót:

- Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng tôi không đủ sức.

- Vậy thì rỉa phân tôi đi. - Bò tót khuyên.

Gà tây mổ phân của Bò tót và thấy thực sự đủ sức để nhảy lên cành cây
thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, Gà tây nhảy được
đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, Gà tây đã lên tới ngọn
cây. Không lâu sau đó, Gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.

Bài học rút ra: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không
thể giữ bạn ở đó mãi.


Bài học 3:

Chim non đang bay về phía nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi
xuống một cánh đồng. Trong khi nó đang nằm đó thì Bò cái tới và phóng
uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm
cho Chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng
thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò, lôi Chim
non ra rồi ăn thịt.

Bài học rút ra:

1) Không phải bất cứ ai vây bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.

2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.

3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hay im lặng.




Chơi với bạn không có nghĩa là cứ phải bênh vực bạn ngay cả khi sai.
Giúp bạn đứng dậy chứ không phải đẩy bạn tới những thói hư.
Sống thì nên biết giữ mình chứ không phải sống là để thể hiện mình.
Còn nếu muốn thì hãy thể hiện bằng bản lĩnh. Chứ đừng bằng hội hè…
Nhiều người muốn trầm không được,mấy giờ rồi còn thích nổi bọt lăn tăn…​
ST
 
Top