Chùa Đông Tạ - niềm tự hào của người dân Vĩnh Bảo

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Cụm đền chùa Đông Tạ nằm ở cuối làng Đông Tạ thuộc thị trấn Vĩnh Bảo. Theo tư liệu lịch sử, đền Đông Tạ thờ thành hoàng Phan Thành- vị tướng có công với đất nước từ thời Âu Lạc. Chùa Đông Tạ (còn gọi là Đông Ân) có từ thời Vua Hùng thứ 18, không chỉ thờ Phật mà còn là cơ sở hoạt động cách mạng thời kỳ kháng chiến. Trải qua thời gian, cụm di tích vài lần được tu bổ, nhưng từ năm 2004, khi đền và chùa được thành phố công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, việc tu bổ mới được tập trung ở quy mô lớn. Ngày 13 - 12- 2009, tức ngày 27-10 âm lịch vừa qua thị trấn Vĩnh Bảo đã tổ chức lễ khánh thành chùa Đông Tạ sau gần 6 năm xây dựng theo thiết kế mới trên nền chùa cũ. Đây là tin vui đối với toàn thể Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương và các tăng ni, phật tử gần xa.
Chùa và đền Đông Tạ được hoàn thiện cùng các hạng mục liên quan khẳng định sự đúng đắn của tinh thần quyết tâm giữ gìn và bảo lưu các di sản văn hóa vật thể trong chính quyền, nhân dân thị trấn Vĩnh Bảo và các tăng ni phật tử. Cụm di tích lịch sử văn hóa này là niềm tự hào của nhân dân địa phương, góp phần làm đẹp cảnh quan trên quê hương đổi mới.

Khu vực: Huyện Vĩnh Bảo
Địa chỉ liên hệ: Thị Trấn Vĩnh Bảo
 

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Đây là thông tin thêm của chùa:

Ngày 13 - 12- 2009, tức ngày 27-10 âm lịch, thị trấn Vĩnh Bảo tổ chức lễ khánh thành chùa Đông Tạ sau gần 6 năm xây dựng theo thiết kế mới trên nền chùa cũ. Đây là tin vui đối với toàn thể Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương và các tăng ni, phật tử gần xa
chuadongta.gif

Cụm đền chùa Đông Tạ nằm ở cuối làng Đông Tạ thuộc thị trấn Vĩnh Bảo. Theo tư liệu lịch sử, đền Đông Tạ thờ thành hoàng Phan Thành- vị tướng có công với đất nước từ thời Âu Lạc. Chùa Đông Tạ (còn gọi là Đông Ân) có từ thời Vua Hùng thứ 18, không chỉ thờ Phật mà còn là cơ sở hoạt động cách mạng thời kỳ kháng chiến. Trải qua thời gian, cụm di tích vài lần được tu bổ, nhưng từ năm 2004, khi đền và chùa được thành phố công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, việc tu bổ mới được tập trung ở quy mô lớn.

Đánh giá bước đầu của chính quyền địa phương cho thấy quá trình xây mới chùa Đông Tạ gần như bắt đầu từ con số không. Bởi nguồn kinh phí cho 21 hạng mục là rất lớn trong khi nguồn từ địa phương rất hạn hẹp. Nhưng khi Thành hội Phật giáo Hải Phòng vào cuộc, trực tiếp là Thượng tọa Thích Thanh Giác, Phó ban Trị sự Thành hội kêu gọi các tăng ni phật tử gần xa ủng hộ 350 triệu đồng từ năm 2004, nhà chùa phát tâm cùng với sự ủng hộ tích cực của chính quyền địa phương.

Việc xây chùa Đông Tạ và các hạng mục chung quanh cụm di tích không ồ ạt mà làm cẩn thận, dứt điểm từng hạng mục, từng cấu kiện. Đáng chú ý là nội thất ngôi Bảo Điện có nhiều hạng mục làm bằng gỗ tứ thiết, trong đó có các hệ thống cột bằng gỗ lim vững chắc, mỗi cột cao 9, 5 mét. Theo sư thầy trụ trì Thích Diệu Tâm, nếu làm cột xi măng giả gỗ theo kiểu lắp ghép thì tiến độ hoàn thiện chùa đã được rút ngắn từ lâu.

Nhưng với gỗ lim, ngôi chùa sẽ được tôn lên vẻ đẹp của ngôi chùa truyền thống. Bởi vậy, nhà chùa đề cao sự công phu từ lúc chọn mua gỗ đến việc xử lý chất liệu, từ tạo dáng cột lớn đến các cấu kiện tinh vi. Những người thợ mộc từ Ninh Giang (Hải Dương) đến rất khéo léo trong việc đục chạm, tạo hình khối, đường nét các hoa văn họa tiết.

Họ làm công nhật, trung bình 10 công cho một họa tiết, tốc độ không thể nhanh so với khoán gọn, nhưng làm đến đâu đẹp, chắc chắn đến đó. Tổng số gỗ cho ngôi Bảo Điện khoảng 350 m3, với kinh phí lên tới tiền tỷ.

Tính cả phần mộc và nề, có ngày có tới 100 thợ cùng làm. Các hạng mục xây mới gồm móng chùa, tường hầm, tường bao, nhà bếp, vườn tháp… đều bám sát quy hoạch và thiết kế, cụm di tích được giữ nguyên những hạng mục đã có như lăng mộ (xây lại từ năm 1994), cổng tam quan (xây từ năm 1998), nhà tổ, sân (xây các năm 2001-2003).

Từ ít đến nhiều, từ chỗ phát tâm ở diện hẹp, đến nay, cụm di tích đền chùa Đông Tạ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của bà con khắp nơi về cả tài trí lẫn vật lực, trong đó có bà Lê Thị Phương và Lý Thị Hoài Lan - hai Việt kiều Anh cung tiến kinh phí xây hồ Quan Âm hình tròn (trước đây là hồ bán nguyệt). Các tăng ni, phật tử khác phát tâm công đức kinh phí, vật liệu, cột đá, xây dựng khu vườn tháp 5 ngôi (có hai tháp có xá lị hai nhà sư từng trụ trì đã viên tịch). Riêng nguồn gỗ mít để chế tác các pho tượng cũng được tập kết về di tích với số lượng đáng kể.

Chùa và đền Đông Tạ được hoàn thiện cùng các hạng mục liên quan khẳng định sự đúng đắn của tinh thần quyết tâm giữ gìn và bảo lưu các di sản văn hóa vật thể trong chính quyền, nhân dân thị trấn Vĩnh Bảo và các tăng ni phật tử. Cụm di tích lịch sử văn hóa này là niềm tự hào của nhân dân địa phương, góp phần làm đẹp cảnh quan trên quê hương đổi mới.

Theo Ngọc Anh / Báo điện tử Hải Phòng
 

NiceDream

Active member
Em là em thích không gian chùa chiền lắm ý! Hôm nào anh Đức làm tour guide dẫn em đi thăm mấy ngôi chùa ở nhà mình nhé! ^^
 

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Em là em thích không gian chùa chiền lắm ý! Hôm nào anh Đức làm tour guide dẫn em đi thăm mấy ngôi chùa ở nhà mình nhé! ^^
Sẵn sàng, khi nào về anh dẫn đi. Anh là đệ tự ruột của mấy bác sư ở chỗ anh đấy, đi đến đâu cũng có người quen.
 

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Cái này thì chỉ đường hơi khó. Thôi khi nào về quê, gặp mặt, anh sẽ dẫn em tới. Chùa này anh cũng đến một lần rồi.
 

hungpetit

New member
Từ Ngã Tư thị trấn, chỗ Bách Hóa Tổng Hợp cũ, đi qua trường Trung Học Vĩnh Bảo khoảng 1.5km, có lối rẽ sang tay phải, đi tiếp khoảng 800m là đến
 
Top