Hải phòng đầu tư cho bóng đá trẻ thế nào?

Domcao

New member
Lây lất trung tâm bóng đá trẻ: Đào tạo nghiệp dư để đá… chuyên nghiệp?!
11/01/2010 23:48
Từng là nơi sản sinh ra nhiều tài năng bóng đá, nhưng hiện nay, Hải Phòng đã vắng bóng trên tất cả các giải đấu thuộc tuyến trẻ hay Olympic. Đó là một hiện thực khá phũ phàng.

Không có tiền đá giải U.19!
Khá bất ngờ khi một địa phương “máu” bóng đá như Hải Phòng mà lại không có tiền để đưa đội trẻ của mình đi thi đấu giải U.19 toàn quốc sắp tới. Nhìn vào ngân sách rót cho trung tâm bóng đá trẻ Hải Phòng hằng năm, những ai quan tâm đều cảm thấy ngán ngẩm khi chỉ xấp xỉ 1,7 tỉ đồng. Đó là nguồn kinh phí trọn gói cho việc duy trì cả một bộ máy gồm các HLV, VĐV, các đơn vị hành chính... Trong đó hiện nay, trung tâm bóng đá đang có 2 đội ăn ở tập trung là U.15 và U.17. Riêng tiền ăn cho các VĐV theo tiêu chuẩn hiện nay là 55.000đ/người/ngày đã ngốn hết khoảng 60 triệu đồng/tháng, chưa tính đến các khoản chi phí phụ khác như quần áo thi đấu, nước uống khi tập luyện...
Ngoài ra, mỗi khi đi thi đấu các giải lại là một mối lo lớn. Ngày 20.1 tới, đội U.17 của trung tâm tham gia giải U.19 nhưng hiện nay theo một lãnh đạo trung tâm thì cả trung tâm vẫn đang xoay xở tìm kinh phí để cho đội lên đường. Không tham gia các giải đấu thì cầu thủ không được cọ xát nhưng nếu tham gia thì kinh phí luôn là vấn đề hóc búa. Ngoài hai đội bóng trên thì trung tâm cũng có hai đội U.11 và U.13 nhưng chỉ dám tập trung theo thời vụ, bởi không có đủ ngân sách cũng như cơ sở vật chất đáp ứng cho yêu cầu ăn, ở tập trung.
Sau 10 năm thành lập, đến nay trung tâm vẫn chưa có tiêu chuẩn biên chế cho VĐV theo chế độ. Các cầu thủ tập trung thì chi phí do trung tâm tự điều tiết trong khoản tiền được cấp hằng năm. Nói ngắn gọn là nếu như học trò tập trung thì phần tiền dành cho các thầy cũng phải thu hẹp lại để phục vụ công tác đào tạo.

Tập giày ba ta, đá trên sân cát
Khó khăn về chế độ cũng như nguồn ngân sách còn có hướng khắc phục. Nhưng khó khăn về cơ sở vật chất thì quả là một bài toán hóc búa đối với những người làm công tác đào tạo bóng đá trẻ Hải Phòng. Cả thành phố Hải Phòng có mỗi SVĐ Lạch Tray thì đã giao cho CLB Xi măng Hải Phòng quản lý và các cầu thủ trẻ có mơ đỏ con mắt cũng không thể được đạp chân trên thảm cỏ này. Trong khi đó, Trung tâm bóng đá Hải Phòng chỉ có SVĐ Cảng và một sân tại khu liên hợp thể thao để phục vụ công tác đào tạo. Sân Cảng thì toàn cát không có cỏ và cũng không đủ tiêu chuẩn vì quá nhỏ. Các cầu thủ phải tập bằng giày ba ta chứ không phải giày đinh như khi thi đấu. Sân tập ở khu liên hợp thể thao thì toàn cỏ chùm, diện tích nhỏ, mặt sân rất cứng và không được bảo dưỡng thường xuyên nên rất dễ xảy ra chấn thương đối với các cầu thủ. Do cỏ chùm, sân cứng nên bóng thường xuyên đánh lừa người tập làm ảnh hưởng không nhỏ đến những yếu tố về kỹ thuật cơ bản.
Nói chung, đến thời điểm này các cầu thủ bóng đá trẻ không có nổi một sân tập tiêu chuẩn để rèn luyện. Hệ quả của việc tập với giày ba ta, thi đấu bằng giày đinh là nhiều năm nay các đội bóng đá trẻ của Hải Phòng chưa một lần giành thành tích cao ở các giải toàn quốc. Bởi họ luôn bị ngợp khi ra sân tiêu chuẩn để thi đấu. Trung tâm đã có đề xuất xin được cải tạo lại hệ thống sân bãi phục vụ công tác đào tạo nhưng chẳng hiểu sao dự án đó vẫn chìm trong im lặng.
Từ nhiều năm nay, bóng đá trẻ Hải Phòng mất sự hệ thống trong đào tạo. Sự phối hợp giữa đào tạo trẻ và đội 1 không liền mạch đã tạo ra những khoảng trống trong cả hệ thống. Chính những hợp đồng theo kiểu thời vụ khi bàn giao đội 1 cho các doanh nghiệp trong thời gian quá ngắn đã khiến họ không tập trung đầu tư vào đào tạo trẻ mà chỉ vung tiền để làm mới đội chuyên nghiệp, chẳng hạn như XMHP tìm cách mua về nhiều cầu thủ từ các CLB khác trong khi cầu thủ trẻ tại chỗ thì đẩy đi gần hết và cũng không đầu tư mạnh cho lớp trẻ. Chính điều này khiến hệ thống đào tạo trẻ của Hải Phòng đang có chiều hướng bị ngắt quãng bởi những khoảng trống. Ai cũng biết làm bóng đá trẻ cần ít nhất là 5 năm thậm chí 10 năm mới có thể gặt hái thành quả, nhưng với kiểu quan tâm và đào tạo quá nghiệp dư này làm sao bóng đá Hải Phòng đủ mạnh để lên chuyên nghiệp.

Hoạt động của trung tâm đào tạo trẻ hiện rất khó khăn do cơ chế. Không có chỉ tiêu đào tạo nên việc đào tạo tập trung là rất khó khăn. Trung tâm đào tạo các VĐV từ 9 đến 10 tuổi nhưng do kinh phí không có nên các cháu bỏ đi. Không có kinh phí, thiếu sự quan tâm của các cấp, trung tâm luôn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Muốn phát triển cũng thật khó. (Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm bóng đá trẻ Hải Phòng)

Các em quá thiệt thòi, không có sân bãi, không có cơ chế, điều kiện ăn ở không được tốt, nhiều năm trước trung tâm không thể đào tạo tập trung vì không có chỗ ở. Mấy năm gần đây nhờ có khu liên hợp thể thao mới xây dựng xong nên U.15 và U.17 mới có chỗ ở để đào tạo tập trung. Tuy nhiên, vì ở cùng với nhiều môn khác nên rất phức tạp, khó quản lý. Trong khi bóng đá có đặc thù riêng, phải độc lập. Chưa kể đến sân bãi không có, thậm chí trung tâm đã nhiều lần có công văn đề nghị cho các em được vào sân Lạch Tray để tập cũng không được. (Ông Trần Trung Dũng HLV trưởng U.17 Hải Phòng, cựu tuyển thủ quốc gia)
 

911

Super Moderator
Lây lất trung tâm bóng đá trẻ: Đào tạo nghiệp dư để đá… chuyên nghiệp?!
11/01/2010 23:48
Từng là nơi sản sinh ra nhiều tài năng bóng đá, nhưng hiện nay, Hải Phòng đã vắng bóng trên tất cả các giải đấu thuộc tuyến trẻ hay Olympic. Đó là một hiện thực khá phũ phàng.

Không có tiền đá giải U.19!
Khá bất ngờ khi một địa phương “máu” bóng đá như Hải Phòng mà lại không có tiền để đưa đội trẻ của mình đi thi đấu giải U.19 toàn quốc sắp tới. Nhìn vào ngân sách rót cho trung tâm bóng đá trẻ Hải Phòng hằng năm, những ai quan tâm đều cảm thấy ngán ngẩm khi chỉ xấp xỉ 1,7 tỉ đồng. Đó là nguồn kinh phí trọn gói cho việc duy trì cả một bộ máy gồm các HLV, VĐV, các đơn vị hành chính... Trong đó hiện nay, trung tâm bóng đá đang có 2 đội ăn ở tập trung là U.15 và U.17. Riêng tiền ăn cho các VĐV theo tiêu chuẩn hiện nay là 55.000đ/người/ngày đã ngốn hết khoảng 60 triệu đồng/tháng, chưa tính đến các khoản chi phí phụ khác như quần áo thi đấu, nước uống khi tập luyện...
Ngoài ra, mỗi khi đi thi đấu các giải lại là một mối lo lớn. Ngày 20.1 tới, đội U.17 của trung tâm tham gia giải U.19 nhưng hiện nay theo một lãnh đạo trung tâm thì cả trung tâm vẫn đang xoay xở tìm kinh phí để cho đội lên đường. Không tham gia các giải đấu thì cầu thủ không được cọ xát nhưng nếu tham gia thì kinh phí luôn là vấn đề hóc búa. Ngoài hai đội bóng trên thì trung tâm cũng có hai đội U.11 và U.13 nhưng chỉ dám tập trung theo thời vụ, bởi không có đủ ngân sách cũng như cơ sở vật chất đáp ứng cho yêu cầu ăn, ở tập trung.
Sau 10 năm thành lập, đến nay trung tâm vẫn chưa có tiêu chuẩn biên chế cho VĐV theo chế độ. Các cầu thủ tập trung thì chi phí do trung tâm tự điều tiết trong khoản tiền được cấp hằng năm. Nói ngắn gọn là nếu như học trò tập trung thì phần tiền dành cho các thầy cũng phải thu hẹp lại để phục vụ công tác đào tạo.

Tập giày ba ta, đá trên sân cát
Khó khăn về chế độ cũng như nguồn ngân sách còn có hướng khắc phục. Nhưng khó khăn về cơ sở vật chất thì quả là một bài toán hóc búa đối với những người làm công tác đào tạo bóng đá trẻ Hải Phòng. Cả thành phố Hải Phòng có mỗi SVĐ Lạch Tray thì đã giao cho CLB Xi măng Hải Phòng quản lý và các cầu thủ trẻ có mơ đỏ con mắt cũng không thể được đạp chân trên thảm cỏ này. Trong khi đó, Trung tâm bóng đá Hải Phòng chỉ có SVĐ Cảng và một sân tại khu liên hợp thể thao để phục vụ công tác đào tạo. Sân Cảng thì toàn cát không có cỏ và cũng không đủ tiêu chuẩn vì quá nhỏ. Các cầu thủ phải tập bằng giày ba ta chứ không phải giày đinh như khi thi đấu. Sân tập ở khu liên hợp thể thao thì toàn cỏ chùm, diện tích nhỏ, mặt sân rất cứng và không được bảo dưỡng thường xuyên nên rất dễ xảy ra chấn thương đối với các cầu thủ. Do cỏ chùm, sân cứng nên bóng thường xuyên đánh lừa người tập làm ảnh hưởng không nhỏ đến những yếu tố về kỹ thuật cơ bản.
Nói chung, đến thời điểm này các cầu thủ bóng đá trẻ không có nổi một sân tập tiêu chuẩn để rèn luyện. Hệ quả của việc tập với giày ba ta, thi đấu bằng giày đinh là nhiều năm nay các đội bóng đá trẻ của Hải Phòng chưa một lần giành thành tích cao ở các giải toàn quốc. Bởi họ luôn bị ngợp khi ra sân tiêu chuẩn để thi đấu. Trung tâm đã có đề xuất xin được cải tạo lại hệ thống sân bãi phục vụ công tác đào tạo nhưng chẳng hiểu sao dự án đó vẫn chìm trong im lặng.
Từ nhiều năm nay, bóng đá trẻ Hải Phòng mất sự hệ thống trong đào tạo. Sự phối hợp giữa đào tạo trẻ và đội 1 không liền mạch đã tạo ra những khoảng trống trong cả hệ thống. Chính những hợp đồng theo kiểu thời vụ khi bàn giao đội 1 cho các doanh nghiệp trong thời gian quá ngắn đã khiến họ không tập trung đầu tư vào đào tạo trẻ mà chỉ vung tiền để làm mới đội chuyên nghiệp, chẳng hạn như XMHP tìm cách mua về nhiều cầu thủ từ các CLB khác trong khi cầu thủ trẻ tại chỗ thì đẩy đi gần hết và cũng không đầu tư mạnh cho lớp trẻ. Chính điều này khiến hệ thống đào tạo trẻ của Hải Phòng đang có chiều hướng bị ngắt quãng bởi những khoảng trống. Ai cũng biết làm bóng đá trẻ cần ít nhất là 5 năm thậm chí 10 năm mới có thể gặt hái thành quả, nhưng với kiểu quan tâm và đào tạo quá nghiệp dư này làm sao bóng đá Hải Phòng đủ mạnh để lên chuyên nghiệp.

Hoạt động của trung tâm đào tạo trẻ hiện rất khó khăn do cơ chế. Không có chỉ tiêu đào tạo nên việc đào tạo tập trung là rất khó khăn. Trung tâm đào tạo các VĐV từ 9 đến 10 tuổi nhưng do kinh phí không có nên các cháu bỏ đi. Không có kinh phí, thiếu sự quan tâm của các cấp, trung tâm luôn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn. Muốn phát triển cũng thật khó. (Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm bóng đá trẻ Hải Phòng)

Các em quá thiệt thòi, không có sân bãi, không có cơ chế, điều kiện ăn ở không được tốt, nhiều năm trước trung tâm không thể đào tạo tập trung vì không có chỗ ở. Mấy năm gần đây nhờ có khu liên hợp thể thao mới xây dựng xong nên U.15 và U.17 mới có chỗ ở để đào tạo tập trung. Tuy nhiên, vì ở cùng với nhiều môn khác nên rất phức tạp, khó quản lý. Trong khi bóng đá có đặc thù riêng, phải độc lập. Chưa kể đến sân bãi không có, thậm chí trung tâm đã nhiều lần có công văn đề nghị cho các em được vào sân Lạch Tray để tập cũng không được. (Ông Trần Trung Dũng HLV trưởng U.17 Hải Phòng, cựu tuyển thủ quốc gia)

còn đây là thông tin về đội bóng Hp chúng ta ;
Giấc mơ vô địch

Dân trí) - Bỏ ra 20 tỷ để mang về các tân binh chất lượng, đích phấn đấu của XM Hải Phòng không gì khác là chức Vô địch V-League 2010. Nhưng để hoàn thành giấc mơ, đó chẳng phải nhiệm vụ đơn giản khi nhiều “đại gia” cũng đang dồn toàn lực cho cuộc đua tranh…
HLV Vương Tiến Dũng “cầu được, ước thấy”

Khi mùa giải 2009 chưa kết thúc, lãnh đạo XM Hải Phòng và “tướng” Dũng đã bàn đến danh sách mục tiêu chuyển nhượng, phục vụ cho chiến dịch chinh phục chức Vô địch V-League 2010. Hàng loạt các ngôi sao nội, lẫn ngoại xuất hiện trong bản danh sách tăng cường. Đi kèm, đội bóng đất cảng cũng thẳng tay gạt bỏ gần 10 cầu thủ không còn hữu dụng.


Đức Dương (áo đỏ) được kỳ vọng sẽ giúp XM Hải Phòng xưng "vương" - Ảnh: Bách Nhật

Bằng những cuộc tiếp xúc bí mật, ngay khi các đội bóng ở V-League còn đang loay hoay rà soát lực lượng, XM Hải Phòng đã sớm chốt danh sách với gần 10 cầu thủ chất lượng mà “tướng” Dũng từng mơ ước nhiều năm như: Aniekan, Lazazo, Đức Dương, Xuân Phú, Willians, John Wole, Đinh Hoàng Max và thủ thành Quang Huy.
Con số chi phí chi tiết XM Hải Phòng tung ra trên thị trường chuyển nhượng không được công bố, nhưng so sánh về đẳng cấp của các tân binh thì số tiền đội bóng đất cảng đã bỏ ra để tăng cường vào đội hình không dưới 20 tỷ đồng. Một con số đầu tư đạt mức kỷ lục, kể từ ngày “bầu” Thành bắt đầu tiếp nhận đội bóng (2008).

Nhờ lãnh đạo chi bạo tay, “tướng” Dũng đã có thêm nhiều phương án để lựa chọn cho từng vị trí thi đấu trên sân. Trong đó, sức mạnh tấn công được gia tăng đáng kể ở hàng tiền vệ khi Aniekan, Đức Dương, Xuân Phú, Đinh Hoàng Max đều mạnh về tấn công. Phía trên, cặp tiền đạo Lazazo - Willians là những “sát thủ” đã được kiểm định sau những mùa giải thi đấu ở Việt Nam.

Đi kèm sự đầu tư không tiếc tay về nhân sự, lãnh đạo đội bóng đất cảng khẳng định sẽ tiếp tục duy trì những khoản thưởng “khủng” từng được chi trong suốt mùa giải 2009. Sau những sự đầu tư, dù “bầu” Thành vẫn chưa một lần giao chỉ tiêu Vô địch. Nhưng tất cả đều hiểu mục tiêu mà XM Hải Phòng hướng đến sẽ chẳng nằm ngoài ngôi “vương” mà thầy trò HLV Vương Tiến Dũng từng lỡ hẹn liên tiếp hai mùa giải 2008, 2009.

Có cơ hội vô địch, nhưng không dễ

Xét tương quan lực lượng giữa các “đại gia” V-League như B. Bình Dương, HA Gia Lai, SHB Đà Nẵng, Hà Nội T&T. XM Hải Phòng là CLB đạt tới sự đồng đều về cả “nội lực” và “ngoại lực”. Về lý thuyết, đội bóng đất cảng hoàn toàn tự tin nghĩ về cuộc đua chức Vô địch, nhưng thực tế chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng như những toan tính vạch sẵn.


Những lần quỵ ngã đáng tiếc giúp XM Hải Phòng rút ra nhiều bài học? - Ảnh: Quang Thắng

Chưa có mùa giải nào XM Hải Phòng có nhiều tiền vệ tấn công để lựa chọn như V-League 2010. Nhưng đằng sau niềm vui, sẽ là vô số khó khăn đang chờ đợi “tướng” Dũng ở cuộc hành trình đua tranh khốc liệt.
Lối chơi Aniekan từng để lại dấu ấn sâu đậm trong màu áo CS Đồng Tháp mùa giải trước khá giống Leandro. Muốn tận dụng tối đa sức mạnh, ông Dũng phải tìm ra vị trí cho Leandro có “đất diễn” trong đội hình. Để phát huy sức tấn công ở mức cao nhất, nhiều khả năng XM Hải Phòng sẽ vận hành theo sơ đồ chiến thuật 4-5-1. Leandro được đẩy lên đá hộ công sau tiền đạo mũi nhọn Lazazo (Willians), Aniekan - Minh Châu dảm nhận nhiệm vụ đánh chặn và phát động tấn công.

Với một vị “tướng” yêu thích lối đá tấn công, có thể HLV Vương Tiến Dũng sẽ hy sinh những tiền vệ cánh có khả năng hỗ trợ phòng ngự tốt để nhường chỗ cho Đức Dương (cánh trái), Ngọc Thanh (cánh phải). Nếu sử dụng phương án này, đồng nghĩa XM Hải Phòng cũng phải chấp nhận gánh chịu rủi ro xảy ra vì cả Ngọc Thanh, Đức Dương đều có xu hướng lao lên phía trước tấn công hơn là hỗ trợ phòng ngự.

Muốn biến cơ hội xưng “vương” thành hiện thực, thầy trò HLV Vương Tiến Dũng còn phải duy trì cho được sự ổn định về phòng độ ở thời điểm “nước sôi lửa bỏng”. Nhìn lại mùa giải 2008 và 2009, XM Hải Phòng từng có nhiều thời cơ thuận lợi để cạnh tranh chức Vô địch. Tuy nhiên, công sức phấn đấu cả mùa giải đều tan vỡ khi đội bóng đất cảng “ngã ngựa” trước những đội bóng yếu vì để xuất hiện tư tưởng chủ quan chặng cuối hành trình.

Ngày mai, XM Hải Phòng sẽ làm lễ xuất quân cho BHL và cầu thủ. Cụm từ “vô địch” chắc chắn không xuất hiện ở phần giao chỉ tiêu, nhưng sau buổi lễ ai cũng hiểu “tướng” Dũng và học trò bắt đầu gánh vác trên vai giấc mơ vô địch mùa giải 2010. Mục tiêu có thể hoàn thành, nhưng sẽ không dễ!
 
Top