Mối tình 'đánh nhanh thắng nhanh' của cụ ông 80 - Xã Thắng Thủy

lengochp

New member
"Tôi mến bà, “bên ấy” về ở với tôi cho vui cửa vui nhà, cánh mình không có khả năng sinh nở nữa, tuổi già nương tựa vào nhau”.



Bà đáp lại ý tứ: “Cảm ơn ông đã thương tình đến tôi, xin phép ông đến ra giêng tôi trả lời...”. Không đợi đến ra giêng, ngay ngày hôm sau, cụ ông đã cùng con cháu sang nhà cụ bà để định ngày lành tháng tốt. Đó là câu chuyện tình cảm động của cụ ông Trần Quang Xê, 76 tuổi và cụ bà Nguyễn Thị Thực, 74 tuổi



Thưa chuyện... với con



Nói về quá trình tìm hiểu nhau, cụ Xê nhớ lại: “Ông bà quen nhau từ hôm 12/12/2009, qua nhiều lần trò chuyện qua điện thoại ông bà thấy hợp nhau, đến 18/12 ông về thăm nhà bà và “thưa chuyện” với các con bà. Đến 24/12, gia đình ông đã đón bà về và làm 10 mâm cơm mời anh em họ hàng ra mắt và cũng đi ăn Tết 2 bên gia đình. Như vậy, kể từ khi gặp gỡ làm quen đến khi hai người về chung sống với nhau tính ra chỉ vẻn vẹn chưa đầy 2 tuần.



Cụ Xê cho biết, sở dĩ việc lấy vợ nhanh như “đánh trận” này là do các con đều nhất tâm đồng ý ngay khi nhìn thấy ảnh cụ bà. Hiện cụ Xê đã có tám người con và cả tám người đều có điều kiện về kinh tế. Vài năm trước, vợ cụ Xê qua đời và có di nguyện lại mong muốn người em gái thay mình chăm lo cho chồng. Nhưng người em không đồng ý. Vậy là, họp gia đình các con quyết định đi tìm cho bố một người vợ mới.



Trước khi quyết định đến với bà Thực, ông Xê đã từng “tìm hiểu” khá nhiều người phụ nữ trước đó, nhưng khi mang ảnh những người phụ nữ này về thì hầu hết con cháu ông không đồng ý vì nhiều lý do. “Đến khi tôi mang bức hình của bà Thực, cũng như nói về tính cách của bà cho các con, chúng đều gật đầu và quyết định hôm sau chở bố xuống nói chuyện với gia đình nhà bà”- cụ Xê tủm tỉm cười nhớ lại chuyện trăm năm của mình.

images1935965_tinhgia400.jpg

Tuổi già nương tựa vào nhau sẽ giúp hai cụ sống vui vẻ hơn​

Bản cam kết thay tờ hôn ước



Lý do để ông bà đến với nhau thật đơn giản. Cụ ông thì “thấy bà cũng khổ, 20 năm sống góa chồng, một mình nuôi dưỡng 4 người con. Đến khi tuổi già, bà vẫn lam lũ vất vả với đồng ruộng”. Còn với cụ bà thì: “Lần đầu tiên gặp, tôi đã có cảm giác mình phải có trách nhiệm chăm sóc ông bởi thương hoàn cảnh gia đình ông. Vợ mất, ở một mình, con cháu cũng chỉ chăm sóc phần nào”. Tuy nhiên, mặc dù hai cụ ngay khi gặp mặt đã thấy thương nhau, nhưng để đến được với nhau cũng gặp một số trắc trở.



Rào cản lớn nhất là con cháu của cụ bà. Tất cả con cái, họ hàng gia đình bà đều phản đối việc mẹ và bà mình “đi bước nữa”. Con trai bà Thực phân trần với mẹ: “Mọi người đều bất ngờ khi mẹ quyết định vậy. Các con cháu trong nhà họp bàn khuyên bảo mẹ nhưng không được. Chỉ tội cho các cháu, chúng nó nhớ bà lắm nhiều lần cứ bắt bố và các bác đi đón bà về với chúng”. Nhưng, trước nhu cầu tình cảm của hai cụ nên con cháu cụ Thực cũng vui lòng để cụ “vui duyên mới”. Tuy nhiên, về phía hai gia đình đã có bản cam kết: 14 người con của hai cụ phải có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ cho đến khi mất.



Hiện hai cụ sống hạnh phúc trong căn nhà cấp 4 ẩn mình trong những tán cây trĩu quả và rộn ràng tiếng cười đùa. Ông Nguyễn Viết Thái, Chủ tịch UBND xã Thắng Thủy cho biết, việc cụ bà về ở với gia đình ông Xê là hoàn toàn bình thường, song về mặt pháp lý thì hai người cần phải có giấy đăng ký kết hôn và chuyển khẩu nơi bà Thực sinh sống.



Về việc này, cụ Xê cho biết sắp tới họ sẽ báo cáo chính quyền, xin đăng ký kết hôn. Trước đó, hai cụ đã trao nhẫn và hoa tai cho nhau để khẳng định tình yêu của mình.

Nên ủng hộ!
Cho tới thời điểm hiện nay, những kết thúc có hậu như cụ Xê và cụ Thực không có nhiều vì họ không vượt được qua rào cản của con cái. Nhiều người con cho rằng chuyện "đi bước nữa" của các bậc cha (mẹ) khi đã về già là chuyện để mọi người dị nghị nên đã vô tình đẩy cha (mẹ) vào tình thế cô đơn.
Thực ra, bất cứ ở lứa tuổi nào cũng có mưu cầu hạnh phúc, đặc biệt là tuổi già lại càng cần có niềm an ủi, chia sẻ mà những tâm sự này con cháu khó mà chia sẻ được do khoảng cách thế hệ, tuổi tác. Vì vậy, người già cô đơn rất cần có một người bạn khác giới cùng thế hệ để có thể chia sẻ tình cảm với nhau, hoặc chăm lo cho nhau lúc trái nắng trở trời.


(Thái Sơn - Chuyên gia tâm lý Trịnh Cẩm Linh, TT Tư vấn Hạnh phúc Gia đình (TW Hội Kế hoạch hoá Gia đình Việt Nam))

(VinhBaoClub)
 
Sửa lần cuối:

muahoacai

New member
"Thực ra, bất cứ ở lứa tuổi nào cũng có mưu cầu hạnh phúc, đặc biệt là tuổi già lại càng cần có niềm an ủi, chia sẻ mà những tâm sự này con cháu khó mà chia sẻ được do khoảng cách thế hệ, tuổi tác. Vì vậy, người già cô đơn rất cần có một người bạn khác giới cùng thế hệ để có thể chia sẻ tình cảm với nhau, hoặc chăm lo cho nhau lúc trái nắng trở trời.
Nhiều người con cho rằng chuyện "đi bước nữa" của các bậc cha (mẹ) khi đã về già là chuyện để mọi người dị nghị nên đã vô tình đẩy cha (mẹ) vào tình thế cô đơn. "_
cảm ơn ku nhìu lắm
 

lengochp

New member
2 cụ ở thắng thủy thế là đã nổi tiếng rồi hi hi ., câu chuyện đầy cảm động và cũng có phần thú vị lắm chứ. Đúng là tình yêu không phân biệt tuổi tác, không ranh giới, không địa vị xã hội. Tình yêu thật là tuyệt diệu. Mấy bác trong diễn đàn nà ta cố mà kiếm người yêu đi thôi chứ còn chờ j nữa. ^^
 
ông nào viết bài này ăn cắp bản quyền của mình :))
Nhìn ông bà này quen quen. Nhưng không nhớ là ai nữa. Hình như gần nhà mình thì phải;))
 
Top