Nỗi niềm chân quê & Chuyến xe buýt về nhà ----:)

t.a.music

100% Còn ZIn
Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ở Trung Lập- Huyện Vĩnh Bảo, tôi hiểu thế nào là nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người nông dân"chân lấm, tay bùn" quê mình. Nay xa quê, tôi sống trong sự ồn ào, nhộn nhịp của chốn thành đô, có những lúc chạnh lòng nhớ quê da diết.

Hồi đầu mới xa nhà đi học, đã bao lần tủi thân, tôi khóc. Mọi thứ đều xa lạ, khác thật nhiều so với quê mình. Dạo ấy tôi chỉ mong đến cuối tuần để được về quê. Còn nhớ, ngày rằm tháng 9(Âm lịch_2009) đạp xe về qua ngôi miếu của đường ,mùi hương trầm thoang thoảng lại làm lòng mình xốn xang. Hình ảnh người mẹ tần tảo cùng tụi em lại hiện lên lại làm mình thấy cô đơn và lạc lõng. "Ước gì mình được ở nhà giờ này nhỉ"_tôi chợt nghĩ.

Năm tháng cứ thế trôi qua, tuy thời gian không dài nhưng tôi cũng đã cứng rắn hơn. Hôm nay, lên vinhbaoclub.com và vô tình bắt gặp chùm ảnh quê mà lòng tôi lại dâng trào cảm xúc.

b.jpg


Tôi lang thang và mơ được về nhà sau một tuần mệt mỏi và căng thẳng với công việc, với học tập và với mọi thứ. Tất cả dường như đang muốn gào thét lên với nỗi niềm nhớ nhà da diết! Chuyến xe – chuyến xe trình: Hải Phòng -- Vĩnh Bảo sẽ đưa tôi về với Vĩnh Bảo thân yêu.

images.jpg

Đôi chân tôi chạy thật nhanh và đầu tôi chỉ nghĩ được sẽ về thăm lại mảnh đất Vĩnh Bảo – Thành phố, dù chưa phải về nhà, nhưng đó là quê hương tôi! Buổi sáng, trời thật lạnh, gió thổi ù ù bên tai và tiếng còi xe inh ỏi nơi điểm Trung chuyển khiến lòng tôi rạo rực quá....Tôi chờ.....! chờ chuyến xe khách ấy. Thẫn thờ nhìn cảnh nhộn nhịp và cực kỳ sôi động với những chuyến xe lên rồi lại xuống của bao nhiêu người lạ mà tôi chưa từng quen, rồi cảnh chào bán hàng, chen lấn, xô đẩy nhau. 20 phút đứng chờ xe đã cho tôi thấy cảnh lộn xộn nơi đô thị, cho tôi thấy cuộc sống chật vật để kiếm sống và để sống. Tôi lại càng muốn về nơi ấy.....nơi ấy vẫn là có gia đình!

Lên xe trong sự vui mừng khôn siết, tôi thấy mình như rũ bỏ được hết những ưu phiền. Xe lăn bánh và tôi cảm giác được bỏ lại sau lưng tất cả buồn phiền, tất cả những gì là đắng cay, tất cả những gì là quá khứ.....Ngày hôm nay, tôi tự cho mình một hành trình khám phá – tôi khám phá con đường về quê!

Chiếc xe về Vĩnh Bảo, đây là lần đầu tiên tôi đi nó và tôi muốn còn đi nó nhiều lần về sau. Đó sẽ là nơi tôi lang thang mỗi khi thấy buồn và muốn thư giãn cho chính mình.

Bước lên xe, tôi bắt gặp ngay một hình ảnh những con người rất Vĩnh Bảo, rất Kinh Bắc – họ thân thiện, dễ gần, chân chất và tốt bụng, hòa đồng. Tôi yêu tất cả những gì thuộc về quê hương tôi.....Cảnh một cô bạn sinh viên chạc tuổi tôi nhẹ nhàng đứng lên và nhường ghế cho một Cụ già tuổi gần bằng tuổi Ngoại tôi – bỗng tôi mỉm cười và vui hẳn lên. Một em bé trai có đôi mắt tròn và đen cứ hấp háy ngó cổ ra phí cửa kính xe để ngoái nhìn đường đi. Tôi thầm nghĩ, ngày bé mình có thế không nhỉ? Chắc cũng vậy! Tôi ngày ấy cũng thế......Và tôi lại cười một mình rồi quay đi về phía cuối xe. Tôi luôn muốn chọn một vị trí thật đặc biệt nơi đông người – nơi mà không ai chú ý, để tôi có thể quan sát mọi người, để tôi có thể cảm nhận được nhiều thứ hơn.

Ngồi ở cuối xe, tôi có thể thấy được chú lái xe đang rất chăm chú nhìn đường, chú phụ xe vui tính, các Cụ già được nhường ghế cùng ánh mắt vui vẻ của các bạn trẻ, người bạn ít nói bên cạnh tôi, em bé hóm hỉnh phía trên kia.....Và tôi cũng nhìn được những con đường mà chiếc xe đi qua – hành trình để từ bỏ chốn Đô Thành để về với Vĩnh Bảo.

a.jpg

Không bỏ qua mục đích của mình, trí nhớ của tôi không tốt và tôi đã thủ sẵn cuốn sổ nhỏ đây rồi. Thực ra là khi nào cuốn sổ đó và cây bút lúc nào cũng kè kè bên tôi – đó là thói quen, giống như khi nào tôi cũng nhớ Mẹ.

20 ngàn đồng cho 1 chuyến để về quê! tôi thích thú – chú phụ xe ngoái lại hỏi: " xe có gì mà cháu nhìn nó ghê thế hả bé con? – À vâng, cháu thấy nó đẹp ạ." – Mình lại cười.

Bắt đầu bằng những câu chuyện làm quen để cạy miệng cậu bạn ít nói ngồi bên cạnh, giọng nói trầm và ấm của bạn ấy làm tôi khó có thể ngủ gật trên xe – một thói quen khi đi xe buýt của tôi chưa thể bỏ. Vậy mà trên chuyến xe 203 dài hơn 1 giờ này đã khiến mắt tôi không thể nhắm. Xung quanh tôi đều là người Vĩnh Bảo, họ vui vẻ và tôi cũng kể cho họ nghe những câu chuyện vui. Trên chuyến xe này, tôi được tha hồ nói mà không bị phụ xe nói giữ trật tự, thậm chí các chú ấy còn tham gia cùng.

Trên chuyến xe ấy – dù tôi mới chỉ đi lần đầu tiên và đây mới chỉ là đoạn mở đầu cho hành trình còn dài đó, nhưng tôi đã cảm nhận được nhiều sự khác biệt giữa Hải Phòng và Quê hương tôi.
____________________________________________________________
Thuốc lào Vĩnh Bảo quê tôi


Chị Kim Thanh (Phù thủy gáo dừa) quê ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng, hiện đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh có đặt tôi một bài viết về "Thuốc lào Vĩnh Bảo". Nhân những ngày nghỉ cuối tuần, xin đưa lên 4r tặng chị Kim Thanh và mời các bạn đọc cho vui.

Huyện Vĩnh Bảo cách trung tâm thành phố Hải Phòng 40km, tiếp giáp với hai tỉnh Hải Dương, Thái Bình và huyện Tiên Lãng. Vĩnh Bảo có diện tích 18.019,06 ha, dân số 172.698 người. Có 1 thị trấn Vĩnh Bảo và 29 xã: An Hoà, Cao Minh, Cổ Am, Cộng Hiền, Vĩnh Tiến, Đồng Minh, Giang Biên, Hiệp Hoà, Hoà Bình, Hùng Tiến, Hưng Nhân, Liên Am, Lý Học, Nhân Hoà, Tam Cường, Tam Đa, Tân Hưng, Tân Liên, Tiền Phong, Thanh Lương, Thắng Thuỷ, Trung Lập, Trấn Dương, Vinh Quang, Vĩnh An, Vĩnh Long, Vĩnh Phong, Vĩnh Tiến, Việt Tiến.

Thời Hùng Vương, Vĩnh Bảo thuộc bộ Dương Tuyên, một trong 15 bộ của đất Văn Lang xưa. Thời Tần, thuộc Tượng Quận. Thời Hán, thuộc Giao Chỉ. Thời Trần, thuộc Hải Đông. Thời Minh thuộc Tân An...Tên gọi Vĩnh Bảo chỉ có trên 100 năm nay. Vào năm 1838, huyện Vĩnh Bảo được thành lập theo đề nghị của tổng đốc Hải Dương Nguyễn Công Trứ.

Năm 1952 huyện Vĩnh Bảo được sáp nhập vào tỉnh Kiến An. Ngày 27.10.1962, tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng hợp nhất, Vĩnh Bảo là một huyện ngoại thành, vào loại lớn và xa trung tâm thành phố nhất. Ngày 18.3.1986, thành lập thị trấn Vĩnh Bảo. Hệ thống sông ngòi ở Vĩnh Bảo có vai trò giao thông quan trọng, với các sông lớn như: sông Thái Bình, sông Hoá, sông Luộc,...


Thuốc lào Vĩnh Bảo là đặc sản quê tôi với diện tích 200ha, sản lượng khoảng 210 tấn/ năm. Qua cánh đồng trồng thuốc lào, những cây thuốc thân thấp mập mạp lá to đang kỳ bánh tẻ, mùi thuốc lá thoảng lẫn trong vị ngọt ngào của ngô non và đòng đòng quanh đấy, như một sự tẩm ướp tinh tế.

Đến Vĩnh Bảo nghe người Vĩnh Bảo rít thuốc lào thì khỏi phải nói, chưa làm một điếu cày cũng cảm thấy ngây ngây say, say vì cái dáng vẻ điệu nghệ của người vùng quê hương thuốc lào nhả khói thơm lừng. Ca dao về thuốc lào Vĩnh Bảo có câu:

Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.

Đây là những áng thơ hay nói về thuốc Vĩnh Bảo quê tôi :

Hút thuốc lào nâng cao sĩ diện.
Thơm mồm bổ phổi,diệt trùng lao.
Nâng điếu lên như Triệu Tử cầm đao.
Nhả khói ra như Khổng Minh gọi gió.

Hút thuốc lào nâng cao hãnh diện
Bật que diêm như chớp lửa đêm đông
Hút 1 hơi như sấm chớp đùng đùng
Nhả khói ra như rồng bay phượng múa
Mắt lờ dờ như nghệ sỹ ngâm thơ.


Thuốc lào chồng hút vợ say,
Thằng con châm điếu lăn quay ra nhà,
Có anh hàng xóm đi qua,
Hít phải khói thuốc say ba bốn tuần.
Thêm chú gà trống ngoài sân,
Mổ nhầm bã thuốc cánh chân... cứng đờ.
Lại còn chị mái hoa mơ.
Hơi thuốc bay đến bơ phờ cả ... lông.
Khói thuốc cứ toả vòng vòng.
Say hết tất cả nước trong, nước ngoài.



Một thằng hút,bốn thằng say.
Hai thằng châm đóm ngã lăn quay.
Bà già vác củi loay hoay.
Hít phải mùi thuốc lăn quay xuống đồi.

Ngọc Hoàng trông thấy hay hay .
Vén mây nhìn xuống cũng say thuốc lào


THUỐC LÀO


Sớm mai đánh bệt trước thềm
đứ đừ phun khói thuốc lên tận trời

Cha tôi mất đã lâu rồi
tôi về ngồi chỗ cha ngồi năm nao

Rít còi phụt khói rõ cao
trời lao đao đất lao đao lờ đờ

Nước chè tươi rót vàng mơ
đôi khi hạnh phúc đơn sơ vô cùng

Tôi qua lắm núi nhiều sông
khói ngày xưa ám trong lòng còn cay

Ngẩng đầu đưa khói vào mây
nghênh ngang hiền triết điếu cày thăng thiên


THUỐC LÀO

Bạn ơi…dan diú với thuốc lào
Nhiều lần làm tớ bị lao đao
Bình minh độc ẩm ngờ mây toả
Trăng tà ru mộng tiếng suối xao
Con rằng : Nguy hiểm cha đừng hút
Vợ : khó chịu ghê khói thuốc lào
Khốn nỗi xa quê buồn phát ốm
Vài điếu khoả khuây …đỡ gian lao..
____________________________________________________________
Các làng nghề Vĩnh Bảo

Các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Vĩnh Bảo thật phong phú: điêu khắc ở Đồng Minh, dệt chiếu ở Trấn Dương, dệt vải ở Cổ Am, mây tre ở Tân Hưng, thảm đay ở An Hoà, đồ gốm ở Tân Hưng,... Trên địa bàn huyện có nhiều chợ ra đời sớm như: chợ Cát ở Tam Cường, chợ Cõi ở Cao Minh, chợ Mét ở Dũng Tiến,...

Đất Vĩnh Bảo có nhiều danh nhân, trong đó nổi bật là danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các cụ già đất Vĩnh Bảo kể lại: "Cụ Trạng tiên lượng việc vị lai như thần. Cái câu ''Bao giờ Tiên Lãng chia đôi, sông Hàn nối lại thì tôi lại về'', đến bây giờ mới rõ. Cái năm cầu phao sông Hàn được bắc nối hai huyện Tiên Lãng - Vĩnh Bảo; con sông đào cổ xưa chảy ngang qua Tiên Lãng bị bỏ lấp từ lâu được khơi lại; thì ngay sau đó rộ lên hội thảo, sưu tầm khảo cứu về danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Rồi văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được in ra, cả ''Sấm Ký Trạng Trình'' nữa. Thiên tài của Người đã được công nhận và tôn vinh. Thế là Người đã về đúng với ngôi vị của mình. Một thời Sấm Ký bị coi là sách mê tín dị đoan. Bây giờ dùng Lý học mà suy thì có nhiều việc đã xảy ra rất linh nghiệm"

Văn hoá nghệ thuật dân gian Vĩnh Bảo mang nhiều nét cổ xưa, phong phú và đa dạng, thể hiện qua hội làng với hát chèo, hát ví, ca dao, hò vè, rối nước, rối cạn, một số tập tục như thả đèn trời, ném pháo đất, đặc biệt là môn vật, có truyền thống lâu đời.

Hệ thống đình, chùa Vĩnh Bảo mang nét kiến trúc nghệ thuật điêu khắc độc đáo, như: đình Cung Chúc ở Trung Lập, đình An Quý ở Cộng Hiền, đình Lễ Hợp ở Tam Đa, miếu Cựu Điện ở Nhân Hoà, đình Vĩnh Lạc ở Tiền Phong, đình Từ Lâm ở Đồng Minh, miếu Tràng ở Cổ Am, chùa Thái ở Trấn Dương, đình Quán Khái ở Vĩnh Phong,...

Vĩnh Bảo bây giờ còn là địa điểm "du lịch, du khảo đồng quê" lý thú của thành phố Hải Phòng. Tuyến du khảo đồng quê này gồm liên đới 3 xã: Đồng Minh, Lý Học và Vĩnh Phong.

Tại mỗi xã đều có nét đặc thù riêng mà không nơi nào có được. Xã Đồng Minh với làng nghề điêu khắc truyền thống độc đáo. Đi dài theo con đường làng, du khách có dịp chiêm ngưỡng những nghệ nhân là những cô gái trẻ đẹp với đôi tay như múa với cây đục, tạo hồn cho những bức tượng. Khách đến Vĩnh Phong, nghe văng vẳng từ xa tiếng chuông chùa vọng lại, ngôi chùa cổ An Lạc xây dựng gần 500 năm, với hàng trăm pho tượng cổ quý hiếm.

Đến với Vĩnh Bảo, du khách còn gặp lại nếp nhà xưa truyền thống một thời của nông thôn miền Bắc, mái ngói tường rêu và cái ao trước mỗi sân nhà, mặt nước xanh màu phong sương cũ. Sáng sáng chiều chiều, các cô thôn nữ duyên dáng ngồi giặt áo bên cầu ao. Và gặp nét dí dỏm của điếu thuốc lào Vĩnh Bảo khi một hơi thuốc rút đến kiệt lửa đóm, rồi phả khói mù mịt làm cảnh vật trước mắt chập chờn ẩn hiện như thực như ảo:

Thoáng bóng ai về trong khói thuốc
Mắt cười lúng liếng lá răm tươi...

Sách "Vân Đài loại ngữ" của Lê Quý Đôn và tập "Đồng Khánh dư địa chí" gọi cây thuốc lào là: Tương tư thảo.

Vĩnh Bảo, vùng đất văn nhân hào kiệt có danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và có một loài cây kỳ thú mang cái tên gợi thương nhớ như vậy đấy bạn ạ.
 
Sửa lần cuối:

huangmingjun88

[X-V.I.P] - Trùm Giải Trí
Bài viết rất hay.nhưng theo luật thì mỗi thí sinh chỉ được tham gia một bài viết. bạn đã tham gia rồi nên bài này BGK sẽ dùng làm tư liệu. Không thể cho làm bài thi được.!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

friend_kute

friendkute
Nay mới đọc bài này.hay thật nhưng nghi ngờ đây ko phải tác giả bài viết.kekee.mặt thằng này sao lại biết viết văn như thế chứ..:>:h
 

Nho_QueHuong

New member
cái cô Lan này ,phát biểu lôm côm , cô nghĩ ai cũng như cô ý <boy vĩnh bào bây giờ ngon con lám đấy>:cool:
 
Top