Trận mưa sao băng đẹp nhất trong nhiều năm

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Ngày 17-18/11, mưa sao băng Sư tử (Leonids) đẹp nhất trong năm và rực rỡ nhất trong những năm gần đây sẽ xuất hiện với tần xuất được tiên đoán lên đến 500 vệt một giờ.

Không giống với các trận mưa sao băng diễn ra hằng năm, mưa sao băng Sư tử năm nay được tiên đoán là "thất thường" với số sao băng xuất hiện nhiều bất ngờ và được xem là "phá vỡ im lặng" của trận mưa sao băng Sư tử nhiều năm qua. Không chỉ là những trận sao băng thông thường, Leonids này được xem là nổi tiếng nhất trong tất cả các trận mưa sao băng thường thấy.

Cứ sau khoảng chu kỳ 33 năm lại xảy ra "bão sao băng" Sư tử với số sao băng lên đến hơn 1.000 sao băng một giờ. Những năm bình thường, số sao băng trong trận mưa này chỉ khoảng vài chục. Chu kỳ gần đây nhất xảy ra "bão sao băng" Sư tử xảy ra trong khoảng thời gian 1999 - 2001.

Mua-sao-bang.jpg

Mưa sao băng Sư tử năm 2002. Ảnh: Skyloo

Đối với người dân khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, khoảng từ 3h sáng 17 và 18/11, nhìn về phía chòm sao Sư tử (tâm điểm của trận mưa sao băng) sẽ thấy sao băng xuất hiện nhiều dần cho đến khi đạt cực đại. Thực ra, số lượng sao băng trong trận mưa sao băng này xuất hiện rải rác từ ngày 13-21/11 nhưng chỉ đạt cực đại vào ngày 17-18/11.

Một thuận lợi khác để chiêm ngưỡng trận mưa sao băng nổi tiếng này là bầu trời đêm không bị cản trở bởi ánh trăng vì lúc đó là đầu tháng (âm lịch) - trăng non. Để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này trọn vẹn, nên chọn địa điểm quan sát là những nơi quang đãng, không bị che khuất hoặc giới hạn tầm nhìn, không bị ô nhiễm bởi ánh sáng đèn thành phố hoặc các khu công nghiệp.

Khác với quan sát các hiện tượng thiên văn khác như nhật thực, nguyệt thực cần phải có kính thiên văn, kính bảo vệ mắt để tránh tia tử ngoại, mưa sao băng không làm phương hại đến mắt cũng như sức khỏe con người nên quan sát bằng mắt thường là tốt nhất. Ngoài ra, có thể sử dụng máy ảnh, phơi sáng trong nhiều giờ suốt thời gian diễn ra cực đại để ghi lại những hình ảnh đẹp mắt về sao băng.

Theo tiên đoán, sẽ có 500 sao băng một giờ nhưng thực tế số lượng này có thể ít hơn. Mưa sao băng không mang một yếu tố tâm linh nào và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Nguồn gốc của mưa sao băng Sư tử xuất hiện khi Trái đất đi xuyên qua đám bụi của đuôi sao chổi 55P/Tempel-Tuttle. Các thành phần vật chất, thường là các vẫn thạch nhỏ, trong đám bụi này lao vào bầu khí quyển với vận tốc rất lớn (30-50 km/s), tạo ra các sóng xung kích, nén các phần tử không khí phía trước làm cho nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ và bị bốc cháy tạo ra những vệt sáng ở độ cao 60-100 km (tính từ mặt đất lên). Người ta gọi những vệt sáng nhỏ ấy là sao băng.
Nguyễn Đức Phường (Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam)​
 
Ngắm Sa Pa “đông cứng” trong băng
(Dân trí) - Sáng nay 21/11, với nhiệt độ chỉ còn 1,5 độ C, một cảnh tượng thiên nhiên hết sức kỳ thú đã xuất hiện ở vùng du lịch Sa Pa: băng tuyết phủ trắng vùng đèo Ô Quý Hồ cao hơn 2.000m so với mặt nước biển.

Anh Giàng A Kho, một người dân ở bản Ý Lình Hồ, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, nằm dưới chân đèo Ô Quý Hồ, trên đường đưa đoàn du khách châu Âu lên đỉnh Phan Si Păng, nhìn cảnh băng tuyết kỳ thú và lạnh giá, phán đoán: “Trời giá rét và có băng tuyết như thế này mà không mưa thì sáng ngày mai rất dễ có tuyết rơi”.



Kỹ sư Ma Quang Trung, Bí thư Huyện uỷ Sa Pa, thông tin ngày hôm nay, nhiệt độ Sa Pa đang ở mức thấp nhất kể từ đầu mùa lạnh. Tuy nhiên các hoạt động của Sa Pa vẫn diễn ra bình thường vì bà con nơi đây đã quen với thời tiết lạnh giá. Huyện đã chỉ đạo phòng chống rét cho người và gia súc từ mấy ngày nay. Nhiều gia đình đã chủ động đưa trâu bò xuống vùng thấp tránh rét, còn các trường học sẽ đóng cửa nếu trời vẫn rét dưới 2 độ C.



Du khách dường như hứng khởi hơn khi được thăm Sa Pa trong những ngày giá lạnh thấu xương. Thông tin Sa Pa đóng băng và có thể có tuyết rơi trong vài ngày tới đang thu hút du khách xa gần tới tham quan và khám phá.



Có mặt trên vùng đèo Ô Quý Hồ lúc 10h sáng nay, chúng tôi đã ghi lại được vẻ đẹp độc đáo của băng tuyết đầu mùa trên vùng cao Sa Pa.
 

mua_tuyet

New member
Mình ở đây thì tuyết nhiều vô kể rồi, và đi trong tuyết rơi hay trên tuyết cũng thấy bình thường ko lạnh lắm. Không biết tuyết ở VN thế nào nhỉ, có khác biệt thì ko nữa ????
 

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Từ bé tới giờ mình chưa được nhìn thấy tuyểt bao giờ cả, nếu có chắc chỉ có trên tivi với tranh ảnh thôi. À không biết mấy cái trắng trắng ở tủ lạnh có phải tuyết không nhở, nếu phải thì mình cũng nhìn thấy rồi. Còn ở trên Sapa mà có băng với tuyết thì chắc giá phải biết, là mình chắc chịu không nổi. skittishgirl trong Sài Gòn, mùa này chắc cũng không lạnh đâu nhở. À mà nhìn cành tuyết đầy đường, với nóc nhà có đẹp không mua_tuyet ơi?
 
trOng sAj` gOn` kung~ gan^` toj' nOel nên trời kũg hƠi lạnh vàO buổi ság!! hjxhjx .... nhưng e dzan^~ mÚn cÓ dc kỦm gjac' lạnh mUk` laj. ấm áp như ở hp ... tết này e về we^ rôj`!! thjx wa'!!
 

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Hic, đôi này, đúng là đi đâu cũng có nhau. Sao hai đứa không kết đôi luôn trên diễn đàn đi nhở, nếu thiếu tiền làm đám cưới, anh tặng hai đứa, coi như phong bì trước.
 
Top