"Ma" - "cõi âm" - mời các bạn cùng kiến luận!

dvhieu

Member
"Không biết đưa vấn đề này vào box nào cho hợp lý, xin tạm trú ở đây, có gì nhờ các Min, Mod chuyển giúp..."
Ở đây tớ không có ý định kể ra, copy những mẩu chuyện vô căn cứ, bán tín bán nghi. Tớ muốn đưa ra một vấn đề cụ thể để cùng nhau bàn luận và đánh giá. Vấn đề đặt ra có thể phát biểu đơn gian thế này:
1. Trên đời này có "ma" hay không? Có tồn tại "cõi âm" hay không?
2. Biểu hiện, bản chất, cấu trúc, tính chất của nó là gì?
Vì đối tượng được nói đến là khá mơ hồ: "ma" và "cõi âm" nên xin phép ko định nghĩa cụ thể (chưa có định nghĩa nào cụ thể...). Tuy vậy, hẳn là người phương Đông, không ai là không hiểu các đối tượng đó. Mời các bạn cùng tham gia!
 

dvhieu

Member
Trước tiên, xin được đưa ra những khái niệm khái quát: "ma" là gì?
Như đã nêu, "ma" là một "đối tượng" tinh thần, tâm linh lâu đời của người phương Đông. Vì vậy, trước hết xin được "đào bới" các tài liệu theo quan điểm phương Đông, điển hình nhất là quan điểm của Phật giáo.
Trong kinh sách, chữ "Ma" được định nghĩa là "Quỷ sứ cám dỗ", hay "Quỷ tinh ranh" tượng trưng cho những xu hướng tâm thần lầm lỗi va bấn loạn, gây cản trở con đường tu dưỡng của một hành giả. Người phương Đông nói chung đều có những từ để gọi tên "ma". Người Tây Tạng gọi là "bDud", theo tiếng Hán là "Mo", người Nhật gọi là "Hajun", còn chữ "ma" tiếng Việt xuất phát từ chữ Phạn "Mâra" mà ra. Vần "r" không có trong tiếng Hoa nên người Tàu thường gọi là "Ma-la" thay vì là "Ma-ra".
Theo như Kinh "Phổ Diệu", bộ Kinh kể về cuộc đời của Ngài Thích Ca Mâu Ni thì "ma" đã từng dùng mọi xảo thuật ma quái để quấy nhiễu gây cản trở nhằm không cho Vị Phật tương lai đạt thành "Giác ngộ". Đêm trước khi Ngài thành Phật, "Ma" dẫn ba con "ma nữ" đến quyến rũ Ngài, lại đưa "ma quân" đến để ném đá như mưa vào Ngài. Ma đòi Phật phải nhường ngai lại cho hắn, vì hắn nhất định bảo rằng không có gì chứng nhận Phật đã đạt được "Giác ngộ". Phật liền dùng tay phải chạm xuống mặt đất, mặt đất liền bị chấn động và rung chuyển ầm ầm, chứng minh cho sự Giác ngộ đích thực của Ngài. Vì thế mà lũ "ma" đó biến mất. Cũng theo các Kinh sách của nhà Phật, ma không chỉ có một loài, mà chia thành nhiều loại theo nhiều cách khác nhau. Ví như trên có "ma nữ", "ma quân"(ma nam) và "ma vương":chika:. Ma vương là "Vua các loài Thiên ma", ngụ ở cảnh trời sáu trong cõi Dục giới (cảnh giới thấp nhất trong Tam giới). Ma vương có phép thần thông, chuyên dùng tà thuật để phá rối, ngăn cản sự tu tập của những vị "Bồ-tát". Ma vương còn có tên là Ma vương Ba-tuần, tức là tên của Tha-hoá Tự-tại thiên vương.
Cách phân loại "ma" của các kinh sách cũng không giống nhau. "Thừa Kinh điển" chia "ma" thành 4 loại, "Kim cương thừa" cũng chia làm 4 loại nhưng ....là 4 loại khác.
"Tứ ma" của "Thừa Kinh điển" bao gồm:
1. Ma của cấu hợp
2. Ma của thần chết
3.Ma của dục vọng(cái này phải hỏi chuyên gia "phân tâm học" Freud:chika:)
4. Ma của những con trời
Trong khi đó "Kim cương thừa" lại có "tứ ma" khác:
1.Ma xiềng xích
2.Ma khánh hỷ
3.Ma thả lỏng
4. Ma kiêu căng
Chưa hết, có sách còn phân chia thành mười bốn loại "ma" (Thập tứ ma):eek:, như vậy ngoài tám thứ ma đã kể trên còn có :

1.Bồ-đề Pháp-trí ma
2.Ma cảnh
3.Ma chướng
4.Ma duyên
5.Ma đàn
6.Ma đạo
7.Ma lực
8.Ma nghiệp
9.Ma ngoại
10.Ma Phạm ( Brâma) tức là Ma vương ở cõi Phạm vương, gọi tắt là Ma Phạm. 11.Ma thiền
12.Ma thuật
13.Ma sự
14.Thiện trí thức ma
 
Sửa lần cuối:

Vann máy bay

Super Moderator
Thú vị ghê nhỉ ^^ Trong sách về Phật mà cũng nói về ma cơ à ^^ Nhưng nghe ra thì ko giống loại ma mà con người chúng ta hay tưởng tượng ra nhỉ ^^
 

NiceDream

Active member
Ôi, bình thường mà nghe đến chữ "ma" người ta chỉ đơn giản nghĩ đến đó là con ma (ghost), nhưng nếu đặt nó trong cái gì đó có tính khoa học, ví như Phật học anh dvhieu nói thì ra lắm vấn đề lắm...Chỗ này em không biết gì, hì hì...
 

as0908

New member
ôi, lại là tư tưởng duy tâm này. Em chẳng tin là có ma nhưng em cũng không báng bổ gì. Em nghiêng về lý thuyết hiện đại khi coi "ma" là một trường sinh học hoặc một dạng năng lượng tồn tại kiểu chuỗi và kiểu sóng điện từ có thể tác động trở lại xung thần kinh của con người. Nhưng đấy chỉt là lý thuyết, còn pải nghiên cứu dài dài. :)
 

NiceDream

Active member
hehe, em có được nghe kể một câu chuyện về mà, người ta bảo là: Nhà duy vật bảo ko, nhân dân bảo có, khoa học còn đang nghiên cứu...hehe
 

dvhieu

Member
Tiếp theo, xin đưa ra khái niệm về "ma" theo "Bách khoa toàn thư":
"According to traditional belief, a ghost is the soul or spirit of a deceased person, taken to be capable of appearing in visible form or otherwise manifesting itself to the living. Descriptions of the apparition of ghosts vary widely: the mode of manifestation can range from an invisible presence to translucent or wispy shapes, to realistic, life-like visions. The deliberate attempt to contact the spirit of a deceased person is known as necromancy, or in spiritism as a séance.

The belief in manifestations of the spirits of the dead is widespread, dating back to animism or ancestor worship in pre-literate cultures. Certain religious practices—funeral rites, exorcisms, and some practices of spiritualism and ritual magic—are specifically designed to appease the spirits of the dead. Ghosts are generally described as solitary essences that haunt particular locations, objects, or people with which they were associated in life, though stories of phantom armies, ghost trains, phantom ships, and even ghost animals have also been recounted."


Theo các tín ngưỡng truyền thống( của một số tôn giáo và nền văn hóa), "Ma" là linh hồn hay tinh thần của một người đã chết, có khả năng xuất hiện ở dạng nhìn thấy được hoặc có thể thể hiện qua một thân thể sống.....
Niềm tin về biểu hiện của những linh hồn người chết được phổ biến rộng rãi, từ vạn vật hữu linh hay thờ cúng tổ tiên trong nền văn hóa trước khi biết chữ.......
(@as0908+9dream: Việc nhận định có "ma" hay không không liên quan đến vấn đề Duy tâm hay Duy vật, các bạn đừng lệch lạc. Câu chuyện của 9dream kể là "Cách mạng bảo không, nhân dân bảo có...", mà đó chỉ là một câu chuyện bên lề cho thêm hài hước, chứ "nhân dân" mà đã bảo có thì không thể sai được, "khoa học vị nhân sinh" mà ^^)

Tiếp theo: Cõi âm
Có hay tồn tại hay không?
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Coi-am-la-co-that/55182024/523/
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=16259
Ở VN, những năm gần đây, hẳn ai cũng biết đến những nhà ngoại cảm như Phan Bích Hằng, Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Văn Liên, Nguyễn Văn Nhã,... Những việc làm của họ đã được nhà nước ghi nhận, những người danh tiếng(về khoa học) chứng thực. Trên thế giới cũng không ai lạ gì nhà tiên tri mù nổi tiếng Vanga (Bungari). Những nhà ngoại cảm đều khẳng định(và được ghi nhận) rằng họ có thể giao tiếp được với người cõi âm, thậm chí với những người đã khuất hàng trăm năm, trong khi hầu hết những người còn lại như chúng ta không làm được. Vậy thì có thể nhận định rằng, có một thế giới khác với thế giới của chúng ta. Khác về cấu trúc, về tính chất.....
Theo quan điểm của đa số các trường phái triết học thì vụ trụ tồn tại các cặp đối lập, từ vật chất đến hiện tượng: số dương - số âm, số thực - số ảo, mưa - nắng, nóng - lạnh, hạt và phản hạt..... thậm chí có người còn cho rằng tồn tại cặp đối lập vật chất - phi vật chất, thì khả năng có "Thế giới âm" tồn tại song song với "Thế giới dương" (tức là "thế giới vật chất" và "thế giới phi vật chất") mà chúng ta đang sống không phải là không tưởng.
Xét theo quan điểm của một số trường phái triết học phương Đông thì: con người là do "khí" tạo ra tức gồm: kim-thuỷ-thổ-hoả-mộc (ngũ hành). "Khí" ở đây là các dạng năng lượng-vật chất trong vũ trụ. Người sống tồn tại, tức là có "hình", khi chết đi chỉ có "xác" là sẽ tan thành "tro bụi" theo thời gian, cái còn tồn tại là "hồn": tạm cho là 1 dạng năng lượng-vật chất "không nhìn thấy được". bạn đốt cháy 1 thanh củi thì "hình" của thanh củi mất đi thành "xác" (thanh) và khí (CO2,SO2..) hay dạng vật chất-năng lượng thanh củi = dạng vật chất khác (than) + dạng khí (CO2..)
Cũng theo quan điểm này: con người khi chết, cái phần "hồn" kia vẫn tồn tại, và nó là 1 dạng năng lượng-vật chất "đặc biệt", rất đa dạng. Do nó "đặc biệt" nên chỉ có một số người (các nhà ngoại cảm - có khả năng "bắt" được tín hiệu, nhận biết được "hồn'') nhận biết được, có thể coi là họ có 1 "máy có độ nhạy đặc biệt, riêng" do đó có thể "nhìn" thấy "hồn". Vẫn xét theo lý thuyết trên thì khi gặp một điều kiện phù hợp thì "hồn" sẽ được "nhập" vào một cái "xác" hay một "dạng vật chất đặc biệt" để tái tạo lại ra "hình", thành một ngưòi mới, đó là quá trình "luân hồi".
 
Sửa lần cuối:

dvhieu

Member
Hôm nay tôi xin trình bày ba luận điểm cơ bản mà tôi cho là cần xem xét về việc có tồn tại "ma - cõi âm" hay không.
Từ nhỏ, tôi vốn là người bao dạn. Người lớn hay mang ông "bù bì", ông "ngoáu ộp", và ma ra dọa trr con, thực tình tôi cũng chẳng sợ. Hồi nhỏ, những năm trước 90, quê mình chưa có điện, tôi ham chơi nên vẫn đi bộ một mình đến nhà ông bác cách nhà gần 1km trong bóng đóm để chơi, vì ở đó có nhiều trẻ con cùng lứa. Lớn lên một chút, tôi cũng từng lang thang ngoài đồng bắt ếch, bắt rắn cả đêm với ông anh. Khi lớn hơn, có lần cùng thằng bạn mang rượu ra ngoài nghĩa địa uống rượu rồi ngủ luôn trên mộ người ta:chika:. Tóm lại là tôi không sợ ma và không tin là có ma (bây giờ chưa hẳn đã tin) dù vẫn nghe người ta kể chuyện ma. Hồi bà nội chưa khuất bóng, khi tôi hỏi chuyện này, bà nói: "ma chỉ dọa những người yếu bóng vía, nếu cháu không sợ ma thì chẳng bao giờ sợ gặp ma". Tôi vẫn giữ quan điểm "vô ma, vô thần" như vậy cho đến khi tôi học năm thứ 2 ĐH, tôi đã trực tiếp nhìn thấy, đối diện và trải qua những phút bàng hoàng. Những phút ấy, tôi xin phép không kể ra đây, nhưng sau đó, tôi thấy niềm tin củng mình lung lay dữ dội. Tôi có thể không tin, có thể phủ nhận điều gì đó, nhưng không thể phủ nhận bản thân mình! Bởi tin hay không thì tôi cũng đã tận mắt nhìn thấyvà cảm nhận dù lúc ấy tôi không hể sợ hãi.
Sau lần ấy, tôi đã tìm đọc với tất cả khả năng tìm kiếm và chọn lọc của mình, tất cả những tài liệu, những nghiên cứu, những luận điểm với nội dung mà tôi đã để cập ở topic này. Tất nhiên, với vị trí là một người đọc và ít nhiều có hiểu biết, tôi đã hết sức tránh né những tài liệu mang tính "học thuyết" những phát biểu chủ quan vô căn cứ và những kiến luận mang tính tôn giáo. Ở đây tôi không trình bày hết những gì đã đọc mà chỉ tổng kết lại bằng ý hiểu của mình.
Ba luận điểm cơ bản từ cái nhìn "có thể" có tồn tại "ma- cõi âm" mà tôi muốn nói đến là:
1. Định luật bảo toàn năng lượng phát biểu rằng "năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi, chúng chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển ra từ dạng này sang dạng khác". Hơn nữa, vật chất cũng khônh tự sinh ra hay mất đi... Như vậy, nếu ta coi tinh thần, trí tuệ con người là một dạng vật chất, một dạng năng lượng (vì những thứ này ta có thể cảm nhận được), vậy thì sau khi "chết" đi, vật chất, năng lượng ấy biến đi đâu? Con người sau khi chết có phải là đã hoàn toàn tan biến?
2. Như khoa học hiện đại đã biết đến, mọi vật trong vũ trụ đều có năng lượng, ta nhìn thấy chúng là do chúng phát xạ nhờ năng lượng của mình. Nhưng trong vũ trụ còn tồn tại nhiều "vật chất tối" có mức năng lượng rất nhỏ dù kích thước không nhỏ. Chúng có năng lượng nhỏ lên trong điều kiện bình thường ta không thể quan sát thấy chúng, nhưng khi có điều kiện thích hợp: chẳng hạn áp suất thấp, nhiệt độ... chúng lại phát xạ và chúng ta nhìn thấy. Hoặc một người nào đó, trong một số trường hợp, khả năng "thị lực" hay cảm giác "sâu sắc" có thể phát hiện ra được.
3. Chúng ta đang sống ở môi trường không gian ba chiều, nhưng thực tế lại có thể tồn tại không gian nhiều chiều hơn - chẳng hạn 4 chiều(chúng ta không cảm nhận được vì chúng ta không tồn tại trong môi trường đó). Giả sử, một "đối tượng" nào đó tồn tại ở không gian lớn hơn 3 chiều, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh nào đó chúng lại xuất hiện ở ranh giới giữa 3 chiều và đa chiều, vì vậy mà chúng ta quan sát hay cảm nhận được.
 
Sửa lần cuối:

as0908

New member
em đã bảo là ko có ma mà
từ bé tới giờ em chả thấy mặt ngang mũi dọc con ma nó ra lamg sao cả, với lại em ko có tin mấy cái tư tưởng duy tâm hay mấy cái học thuyết kiểu bảo thu tôn giáo.
 

dvhieu

Member
as0908, vấn đề cơ bản của triết học là "giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau và cái nào quyết định cái nào?" từ đó mà chia ra thành các trường phái Duy vật, Duy tâm, Nhị nguyên luận, Đa nguyên luận. Không hề liên quan gì tới vấn đề đưa ra ở đây. Em bảo rằng, nhà Duy vật bảo "không có ma" vậy em đưa ra ví dụ xem có bao nhiêu nhà Duy vật nói như vậy? Em không tin là có ma cũng tốt và đó là quan điểm riêng của em, nhưng không nên đánh đồng "ma" với Duy tâm. Mà Duy tâm thì không có giá trị gì sao? nếu thế hẳn nó đã bị đào thải cùng sự phát triển của khoa học chứ không tồn tại được đến bây giờ. Duy vật và Duy tâm đều có điểm mạnh và tồn tại cả nhược điểm. Anh ví dụ nhé: Giá trị của khoa học kỹ thuật là giá trị vật chất hay giá trị tinh thần? Nó có ý nghĩa, có giá trị gì không? Năng lượng, vật chất, điện từ trường ... thực ra là cái gì? Một khái niệm sẽ vô nghĩa khi không có ý thức định nghĩa nó. Tức là nó phải được nhận biết là gì trong một thế giới thực. Tức là nó ko tồn tại khi ko có ý thức nhận biết chúng. Vắng ý thức, mọi thứ vô nghĩa!
 

as0908

New member
ý thức chỉ là một dạng tồn tại của vật chất mà thôi, quay đi quay lại cuối cùng cũng chỉ là vật chất phục vụ vật chất. Con người chugns ta chẳng phải vật chất ư? Ý thức chỉ là dạng trung gian hoặc một quá trình trung gian mà thôi. Em đang phản đối tư tưởng duy tâm về ma còn định nghĩa "ma" theo khoa học thì em không phản đối.
Duy tâm chỉ tồn tại khi mà khoa học chưa đủ phát triển để giải thích hết các hiện tượng tự nhiên. Do đó những gì loài người còn thắc mắc thì là chỗ cho tư tưởng duy tâm phát triển. Nhưng anh có thấy là khoa học đang phát triển tới mức chóng mặt, bóng tối của sự kém hiểu biết ngày càng bị thu hẹp và thay thế bởi các tri thức mới. Khoa học duy tâm thực ra cũng chỉ thuộc trường phái bất khả tri mà thôi. Sẽ chẳng tồn tại được vững bền đâu.
 

dvhieu

Member
Vật chất và những nghịch lý của vật chất!

Tiếp theo: Vật chất và nghịch lý
Hơn một thế kỷ trước, Albert Einstein (1879-1955) triển khai "thuyết Tương đối" và người ta đã nghĩ rằng: nền vật lý đã phát triển hết mức tới hạn, thế nhưng cũng nhờ vào "thuyết Tương đối" và lý thuyết "cơ học lượng tử" lại có những đóng góp vô cùng quan trọng trong nền vật lý hiện đại. Hai ngành vật lý đó đã không ngừng phát triển với những lý thuyết mới và các phương pháp thực nghiệm mới để khám phá từ vi mô (nguyên tử, hạ nguyên tử) đến vĩ mô (thiên hà, siêu thiên hà). Khi đi sâu vào lĩnh vực cấu tạo vi mô của vật chất, người ta đã tìm ra nhiều lý thuyết mới của vật chất đồng thời nảy sinh những nghịch lý mới. Xét theo lý thuyết "lượng tử" có thể chỉ ra những nghịch lý sau của vật chất:
1. Như đã biết (ở kiến thức vật lý lớp 12) các đơn vị vật chất ( electron, photon) có hai đặc tính khác nhau: Khi thì nó xuất hiện như hạt ( hữu hình), khi thì như sóng ( vô hình), tùy theo điều kiện xung quanh và tùy theo các phương tiện quan sát và dò tìm chúng mà nó biểu hiện ra tính hạt hay tính sóng. Đặc tính này được xem là một nghịch lý vì sóng và hạt là hai dạng tồn tại của vật chất hoàn toàn khác nhau, đối lập nhau, loại bỏ lẫn nhau. Thế nhưng hai dạng tồn tại đó của vật chất được kết quả thực nghiệm khẳng định một cách thuyết phục, do đó người ta vẫn chấp nhận chúng như hai dạng tồn tại song song, thậm chí Schrödinger đã thiết lập mối quan hệ về toán học giữa chúng - phương trình sóng hạt.
2. Theo nguyên lý bất định của Heisenberg, ta không thể nào biết được một electron có chức năng gì và nó đang ở đâu, một electron có thể có mặt ở nhiều nơi cùng một lúc, cách hiểu này hoàn toàn mới lạ so với vật lý học cổ điển, vốn cho rằng mọi vật đều có tính cách chỉ định.
3. Trong một số trường hợp, hai đơn vị vật chất (chẳng hai electron trước đó thuộc về một nguyên tử nay đã bị cách ly) có một mối liên hệ liên thông. Hai đơn vị đó "biết" đến tình trạng của nhau một cách tức thời, dù chúng bị cách ly với khoảng cách xa bất kỳ. Đặc tính thứ ba của vật chất này mới nghe qua không có gì lớn lắm, nhưng thực ra nó dẫn ta tới nghịch lý quan trọng nhất từ xưa tới nay. Đó là, vì tính chất "liên thông" này, đã thật sự phủ định quan niệm: có một thế giới khách quan tồn tại độc lập ở bên ngoài ý thức con người.
Nghịch lý thứ 3 có nguồn gốc như sau Năm 1935, Albert Einstein, Boris Podolsky, và Nathan Rosen đề nghị một phép thí nghiệm nổi tiếng mang tên "nghịch lý EPR". Có thể trình bày EPR một cách hết sức đơn giản thế này: Trong nghịch lý này, Einstein cho cách ly hai đơn vị vật chất A và B (chẳng hạn hai electron ), chúng vốn nằm trong một thể thống nhất (trong một nguyên tử) và do đó chúng sẽ có sẵn một mối liên hệ với nhau ( Ví dụ tổng số spin của chúng bằng 0). Nay ta cách ly chúng hàng vạn dặm, không để cho chúng có thể tương tác lẫn nhau. Khi đo một trị số spin của A thì B lập tức có một trị số, để tổng số của chúng bằng 0. Điều đó có nghĩa hai hạt A và B có mối liên hệ liên thông dù cách xa hàng vạn dặm, tuy bị tách rời hai hạt này hành xử như là một khối thống nhất. Dường như có một sự tương tác đáng kinh ngạc và sâu sắc ở nơi "linh hồn của vật lý". Người ta ngờ rằng thế giới hiện lên trước mắt ta sở dĩ có tính chất riêng tư là bởi vì hành động đo lường (hay nhận thức) của chính chúng ta. Thế thì phải chăng thế giới mà chúng ta đang thấy là vì ta đo lường nó (hay nói chung vì ta nhận thức nó) mà nó có? Phải chăng nó không hề tồn tại độc lập? Thế nhưng đi xa hơn nữa, người ta phải thấy "ý thức thông thường" của con người là một loại "ý thức" bị qui định trong tầm nhìn vật lý cổ điển, bắt không tương thích với tính chất lượng tử của nền vật lý mới. Nick Herbert - nhà vật lý người Anh đã viết như sau: "Nguồn gốc của mọi nghịch lý lượng tử hình như xuất phát từ thực tế là: sự nhận thức mang tính chất cổ điển của con người, làm cho thế giới gồm những thực thể riêng biệt trong khi đó thế giới lượng tử thì hoàn toàn không phải như thế".
 

as0908

New member
hi, anh coppy cả sách Triết lên đấy à?
Cái này em biết rùi, anh ko cần post lên nữa đâu, mọi người đang quan tâm đến vấn đề ma quỷ mà. Em chỉ lên spam xí thui, anh mà cứ spam theo em thì có mà hết ngày. Không khéo lại bị nhắc nhở nữa đấy. Chuyển chủ đề cho nó đỡ lạc loài với mọi người đi, em xl mọi người vì đã spam cái ko liên quan nha. hi
 

dvhieu

Member
ý thức chỉ là một dạng tồn tại của vật chất mà thôi, quay đi quay lại cuối cùng cũng chỉ là vật chất phục vụ vật chất. Con người chugns ta chẳng phải vật chất ư? Ý thức chỉ là dạng trung gian hoặc một quá trình trung gian mà thôi. Em đang phản đối tư tưởng duy tâm về ma còn định nghĩa "ma" theo khoa học thì em không phản đối.
Duy tâm chỉ tồn tại khi mà khoa học chưa đủ phát triển để giải thích hết các hiện tượng tự nhiên. Do đó những gì loài người còn thắc mắc thì là chỗ cho tư tưởng duy tâm phát triển. Nhưng anh có thấy là khoa học đang phát triển tới mức chóng mặt, bóng tối của sự kém hiểu biết ngày càng bị thu hẹp và thay thế bởi các tri thức mới. Khoa học duy tâm thực ra cũng chỉ thuộc trường phái bất khả tri mà thôi. Sẽ chẳng tồn tại được vững bền đâu.

Thế thì Ý thức cũng là vật chất à?:chika:
Cả Duy vật, Duy tâm hay khoa học đều không chấp nhận quan điểm này. Chúng quá khác nhau, quá đối lập nhau, bài trừ nhau, phủ định nhau theo mọi quan điểm cổ điển lẫn hiện đại. Nếu ý thức cũng là vật chất thì đã không có Duy tâm, không có Duy vật và không có triết học
 

as0908

New member
hơ hơ, bác này lý cố quá, ý thức có nguồn gốc từ vật chất chứ không pải là vật chất. Đã bảo chuyển chủ đề rùi mà lại.hi
 

dvhieu

Member
hơ hơ, bác này lý cố quá, ý thức có nguồn gốc từ vật chất chứ không pải là vật chất. Đã bảo chuyển chủ đề rùi mà lại.hi
As0908 này, khi em nói "ý thức chỉ là một dạng tồn tại của vật chất" rồi lại nói "ý thức không phải là vật chất" là em đang mâu thuẫn rồi đấy! Hay là em không hiểu mình đang nói gì? Còn "ý thức có nguồn gốc từ vật chất" là em đang chụp cái "Duy vật" lên đầu anh, mặc dù anh hoàn toàn không "Duy tâm"; cứ cho là như thế, nhưng ít nhất em cũng phải đưa ra đưa ra cơ sở lý luận hay những phân tích chứ. "Vật chất"(matter) là gì? "Ý thức"(consciousness) là gì? Tại sao lại khẳng định: Ý thức có nguồn gốc từ vật chất?
Anh không cố lý, cũng không lạc đề. Ở phần trên về "nghịch lý của vật chất", cái đó là khoa học hay Duy tâm. Nghịch lý thứ 3 dẫn đến 2 kết luân là:
1. Nó phủ định quan niệm: có một thế giới khách quan tồn tại độc lập ở bên ngoài ý thức con người(quan niệm Duy vật). Tức là ý thức không tách rời vật chất!
2. "Người ta ngờ rằng thế giới hiện lên trước mắt ta sở dĩ có tính chất riêng tư là bởi vì hành động đo lường (hay nhận thức) của chính chúng ta." Tức là "Thế giới "tự nó"(không qua nhận thức của con người) là hoàn toàn khác. Thế giới như ta đang thấy là vì ta "cố tình thấy", còn thực tế thì nó có những thứ mà ta không thấy, chưa thấy, không "muốn" thấy và không thể thấy - trong cái đó có thể bao gồm cả thế giới mà chúng ta gọi là "Cõi âm"
Vẫn mong as0908 và các bạn khác cùng "kiến luận", phản biện chứ không nên gây không khí căng thẳng.Thân mến!
 

M.I.N

Về nơi xa tít...
Thành viên BQT
Nói chung, trong mỗi một con người đều có một cái gì đó là duy tâm. Nhớ trước đây khi học triết, cô giáo mình có nói, con người ta không có ai duy tâm hoàn toàn, và cũng không có ai duy vật hoàn toàn cả. Ngay trong cuộc sống hằng ngày, khi mọi người thốt lên "trời ơi" cũng là đã duy tâm rồi đấy còn gì. Mà nhiều khi, duy tâm lại giúp con người ta sống tốt hơn, tránh xa những cám dỗ, tội ác, và cũng làm cho cuộc sống thêm phong phú hơn. Đấy là những suy nghĩ của mình, và nhiều lúc, mình cũng là người duy tâm ^^.
 

as0908

New member
nếu anh thích coppy sách triết như thế mai em bỏ cả buổi ra post lên đây vậy, giáo trình bọn em học năm nay có 491 trang ko kể trang bìa nhé. nhìu cực :>
 

dvhieu

Member
nếu anh thích coppy sách triết như thế mai em bỏ cả buổi ra post lên đây vậy, giáo trình bọn em học năm nay có 491 trang ko kể trang bìa nhé. nhìu cực :>

1 là anh không copy 1 dòng sách triết nào ngoài những chỗ trích dẫn trong ngoặc "", sự thật là hiện tại anh còn đúng 1 cuốn sách( "Xác lập cơ sở cho đạo đức"-Francois Jullien, đang đọc dở - cứ đọc xong là cho hết). Ai cũng dựa vào sách thì ai sẽ viết những cuốn tiếp theo?(Hegel là Hegel vì Hegel không hiểu Kant)
2 là lượng kiến thức triết học mà anh từng tham khảo thì giáo trình 493 trang cả bìa của em phải nhân thêm chừng 10 lần nữa. Nếu em đam mê thì kiến thức ở nhà trường chỉ là chìa khóa để bước vào thư viện!
 

as0908

New member
hi, em đang học mà, nhưng em thích đọc mấy sách về bọn Tàu hơn, như kiểu cuốn em đang đọc là "Mao Trạch Đông, ngàn năm công tội" hi
 
Top